Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Các nghiên cứu về thảm thực vật ở Lạng Sơn
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích rừng là 277.394 ha, chiếm 33,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó, rừng tự nhiên 185.456 ha, rừng trồng 91.937 ha. Thực vật ở tỉnh Lạng Sơn vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều loài gỗ quý hiếm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về thực vật ở tỉnh Lạng Sơn nói chung và ở các xã thuộc huyện Hữu Lũng nói riêng còn rất ít. Một số công trình nghiên cứu về TTV ở Lạng Sơn là:
Nguyễn Mạnh Tường (2010) [46], “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng tinh dầu hồi tại Lạng Sơn”.
Mạc Chí Thiện (2013) [37], “Nghiên cứu lượng CO2 hấp thụ của rừng trồng bạch đàn đỏ ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”.
Nguyễn Văn Kiên (2015) [23], “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học rừng phục hồi bằng ô tiêu chuẩn định vị tại Hòa Bình, Lạng Sơn và Bắc Giang”.
Qua các nghiên cứu tổng quan về tái sinh rừng ta thấy, tái sinh rừng là một vấn đề rộng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, thổ nhưỡng,…), điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, hoạt động lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi,…) và con người. Hiện nay, nhiều khu vực ở nước ta vẫn sử dụng biện pháp tái sinh tự nhiên là chủ yếu, còn biện pháp tái sinh nhân tạo mới chỉ được triển khai và áp dụng trên quy mô vừa và nhỏ. Vì vậy, những nghiên cứu đầy đủ về tái sinh tự nhiên cho từng kiểu TTV cụ thể là hết sức cần thiết để kịp thời đề xuất các biện pháp kỹ thuật chính xác và hiệu quả.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 21023’ đến 21045’ vĩ độ Bắc, từ 106010’ đến 106032’ kinh độ Đông với diện tích tự nhiên là 806,74 km2.
Ranh giới của huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn. - Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã (Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.
Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế chạy qua theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Minh Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Hữu Lũng cách trung tâm huyện khoảng 4km, theo quốc lộ 1A, có diện tích 3.366ha.
Ranh giới của xã:
- Phía Bắc giáp xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng.
- Phía Nam giáp xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông giáp xã Sơn Hà, Minh Hòa, Đồng Tân, huyện Hữu Lũng. - Phía Tây giáp xã Đô Lương, huyện Hữu Lũng.
Xã Minh Sơn có tuyến quốc lộ 1A đi qua trung tâm xã, từ tuyến đường này có thể liên kết dễ dàng đến trung tâm huyện Hữu Lũng và cách trung tâm kinh tế lân cận quan trọng khác như: Thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Kép (tỉnh Bắc Giang),...
2.1.2. Địa hình
Xã Minh Sơn nằm trong khu vực miền núi phía Đông Bắc, có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các con suối và khe sâu với các đặc điểm chính:
- Các dải đồi chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần về phía Nam. - Độ cao tuyệt đối nơi cao nhất là 323m.
- Độ cao tuyệt đối nơi thấp nhất là 10m. - Độ cao trung bình là 150m.
- Độ dốc bình quan từ 180 – 250.
Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm và lâm nghiệp.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
Hữu Lũng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Mùa mưa kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 9 và chiếm trên 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và chiếm trên 10% lượng mưa cả năm.
Một số đặc điểm chính về khí hậu, thủy văn của huyện Hữu Lũng như sau:
Bảng 2.1. Số liệu các yếu tố khí tượng thủy văn huyện Hữu Lũng 2016
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Nhiệt độ tối đa (0C) Nhiệt độ tối thiểu (0C) Độ ẩm trung bình (%) Tổng lượng mưa (mm) 1 15,9 28,5 4,4 86 92,8 2 15,3 32,6 5,3 73 9,3 3 19,6 27,5 10,5 86 46,2 4 25,1 32,5 18,5 86 142,8 5 27,8 35,0 19,1 81 126,4 6 29,7 38,8 23,5 81 118,7 7 29,2 36,6 23,5 84 142,7 8 28,5 36,5 24,3 88 401,3 9 27,9 36,5 24,3 84 182,7 10 26,5 35,1 18,6 79 88,7 11 21,7 33,5 11,5 79 7,7 12 11,9 30,6 10,0 70 0,6
(Nguồn: trung tâm Khí tượng huyện Hữu Lũng)
Trong đó:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,3 0C - Nhiệt độ tối cao trung bình: 33,6 0C - Nhiệt độ tối thấp trung bình: 16,1 0C - Độ ẩm bình quân: 81,4 %
* Khí hậu: Xã Minh Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu miền núi phía Bắc mang đặc điểm:
- Mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông có gió mùa Đông Bắc, sương muối giá rét và ít mưa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 22,70C; nhiệt độ trung bình cao nhất 28,50C (vào tháng 7); nhiệt độ trung bình thấp nhất 150C(vào tháng 1); nhiệt độ cao nhất 390C; nhiệt độ thấp nhất 0,40C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 832,6mm. Tập trung vào mùa Hè (từ tháng 4-10) với 1.349mm, chiếm 90,7% lượng mưa cả năm.
- Chỉ số ẩm ướt hàng năm là 1,79.
Nhìn chung khí hậu xã thuận lợi cho phát triển nông – lâm nghiệp. Đặc biệt thời gian khô hạn kéo dài đúng vào dịp các loài cay lâu năm ra hoa rất thuận lợi cho việc thụ phấn và đậu quả. Tuy nhiên, sự phân hó thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như sương muối giá lạnh, gió mùa Đông Bắc khô hanh đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống.
* Thủy văn: Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông
Thương. Ngoài ra, còn chịu ảnh hưởng bởi các suối nhỏ và ao hồ nằm rải rác trong khu dân cư. Đây là nguồn cung cấp nước cho các công trình thủy lợi, phục vụ cho sản xuất nông – lâm nghiệp và sinh hoạt nhân dân địa phương.
2.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của xã Minh Sơn cơ bản được chia làm 4 loại chính như sau: - Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ macma axit, chiếm tới 70% diện tích của xã, phân bố ở phía Bắc, Tây và Nam.
- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, chiếm tới 20% diện tích của xã, phân bố ở phía Tây và phía Đông.
- Đất bồi tụ ven sông, suối: chiếm tỉ lệ nhỏ, phân bố ven sông Thương và các con suối nhỏ.
Đất đai, thổ nhưỡng xã Minh Sơn rất thuận lợi cho sản xuất nông – lâm nghiệp. Chủ yếu đất đai phù hợp với trồng cây lâm nghiệp, cây lâu năm và cây ăn quả.
2.1.5. Tài nguyên rừng
Xã Minh Sơn có diện tích rừng khá lớn. Trong đó, tổng diện tích đất lâm ngiệp 1741,35 ha, chiếm 51,73 % diện tích đất tự nhiên. Chủ yếu là rừng sản xuất với diện tích 1710,65 ha, chiếm 50,82% diện tích tự nhiên. Còn lại là đất rừng phòng hộ với diện tích 30,70 ha, chiếm 0,91% tổng diện tich đất tựu nhiên. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu là bạch đàn và keo phục vụ cho nguyên liệu giấy và nguồn chất đốt của các gia đình.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số, dân cư
*Dân số: Xã Minh Sơn năm 2010 có 8.388 người, số hộ là 1.806 hộ. Trong đó, nam là 4.201 người, chiếm tỷ lệ 50% dân số và nữ là 4.187 người, chiếm tỷ lệ 49% dân số.
Mật độ dân số trung bình: 249,2 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,71%.
* Dân cư: Phân bố ở 10 thôn (Hố Mười, Coóc Mò, Cã Ngoài, Cã Trong,
Đình Bé, Đồng Diện, Lót Bồ Các, Văn Miêu, Đồn Vang, Bến Lường).
Dân cư phân bố không tập trung mà rải rác trên địa bàn xã theo điều kiện phân bố địa hình tự nhiên. Đây cũng là khó khăn và thách thức lớn đối với hoạt động quản lý và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Hoạt động nông - lâm nghiệp
Hoạt động nông nghiệp: sản xuất vụ Đông - Xuân 2014 - 2015 gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất lợi (vụ Xuân ít mưa, lượng mưa nhỏ và muộn không đủ nước tưới để làm đất gieo trồng, ngoài ra còn nắng nóng và khô hạn kéo dài, nhiệt độ có thời điểm trên 370c. Tuy nhiên, công tác phục vụ sản xuất được kịp thời, cung ứng giống cây trồng và vật tư phân bón, thuốc BVTV đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi được 22 lớp với hơn 1.200 lượt người tham dự; đã xây dựng được 06 mô hình trình diễn về giống cây trồng, vật nuôi mới để nông dân học tập làm theo.
Hoạt động lâm nghiệp: công tác trồng rừng được tập trung chỉ đạo, đã trồng mới được 1.527,6 ha, bằng 101,8% kế hoạch, bằng 114% so với cùng kỳ. Trồng mới cây ăn quả được 203,67 ha đạt 203,7% kế hoạch. Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được chú trọng thực hiện, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, tổ chức truy quét quyết liệt các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Tổ chức tập huấn công tác xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn.
2.2.4. Giáo dục, văn hóa và y tế
Về giáo dục: tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do ngành, cấp trên phát động. Các đơn vị trường giảng dạy theo đúng chương trình, định biên đề ra; thực hiện đánh giá xếp loại học sinh đúng quy định. Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được quan tâm chỉ đạo, đã kiểm tra và quyết định công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại 25 xã, thị trấn, tăng 01 xã so với kế hoạch, toàn huyện hiện có 13 trường học đạt chuẩn quốc gia, đang đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận trường Tiểu học 2 Minh Sơn đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về văn hóa: thực hiện tốt công tác quản lý văn hoá trên địa bàn, tiến hành kiểm tra các hoạt động văn hóa, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Người dân chú trọng việc xây dựng nếp sống văn minh tại khu vực sinh sống, xóa bỏ các quan điểm, tập tục lạc hậu.
Về y tế: tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm. Thực hiện tốt Dự án tiêm chủng mở rộng cho các đối tượng và các chương trình mục tiêu về y tế. Công tác truyền thông Dân số - Kế hoạch hoá gia đình vẫn tiếp tục được triển khai tại cơ sở và thực hiện tốt.
Nhìn chung, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn có nền kinh tế tương đối phát triển so với các xã khác trong khu vực do có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tương đối thuận lợi:
Có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện, kết cấu hạ tầng hiện đại. Có mạng lưới sông ngòi phát triển, khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nên thành phần loài thực vật cũng phong phú và đa dạng. Diện tích rừng khá lớn, thành phần loài nhiều, có nhiều loài cây gỗ và dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp được quan tâm và đầu tư về kỹ thuật. Các vấn đề về giáo dục, văn hóa, y tế cũng ngày càng được quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, dân trí được nâng cao, người dân bắt đầu có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, còn có những khó khăn, hạn chế như: Địa hình chủ yếu là núi đá, dốc, phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất
Đất đai chủ yếu là đất đỏ vàng, đất sét,… khó canh tác nương rẫy và trồng rừng. Do vậy, diện tích đất chưa được sử dụng còn nhiều. Dân số khá đông tuy nhiên trình độ đào tạo còn thấp, lao động chủ yếu là hoạt động
trong ngành nông - lâm nghiệp, thu nhập thấp, các hoạt động trong ngành dịch vụ chưa được mở rộng. Tuy trình độ giáo dục và văn hóa dần được nâng cao nhưng ở một số nơi vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt trình dộ dân trí còn thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, chưa chịu tiếp thu nền văn hóa, văn minh tiên tiến.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính xã Minh Sơn
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số kiểu thảm thực vật tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy: - Thảm cỏ (thời gian phục hồi 1-3 năm)
- Thảm cây bụi (thời gian phục hồi 4-8 năm) - Rừng thứ sinh (thời gian phục hồi 9-17 năm)
3.1.2. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm của một số kiểu thảm thực vật tại KVNC. - Đặc điểm thành phần loài
- Đặc điểm thành phần dạng sống
Cấu trúc hình thái thực vật trong các kiểu TTV Cấu trúc cây tái sinh trong các kiểu TTV
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành, số lượng, mật độ cây tái sinh - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
- Phân bố cây tái sinh theo chiều ngang - Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh
Đánh giá khả năng tái sinh và đề xuất các biện pháp phục hồi rừng - Đánh giá khả năng tái sinh của TTV sau nương rẫy
- Đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi rừng
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp điều tra
3.2.1.1. Phương pháp điều tra theo tuyến
Trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu. Trên TĐT thống kê tất cả thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng của các loài. Những loài chưa biết tên lấy mẫu về phòng thí nghiệm để định loại.