Thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

22 – 30 54 26,7

30 – 40 127 62,9

40 – 50 18 8,9

50 – 60 03 1,5

Tổng 202 100,0

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi thì tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu bao gồm: 26,7% là nhóm tuổi từ 22 đến 30 (54 người), 62,9% là nhóm tuổi từ 30 đến 40 (127 người), 8,9% là nhóm tuổi từ 40 đến 50 (18 người), 1,5% là nhóm tuổi từ 50 đến 60 (03 người). Vậy nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm tuổi từ 22 đến 30 và nhóm tuổi từ 30 đến 40, điều này cho thấy Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đang sở hữu một đội ngũ cán bộ đầy trẻ trung và nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến và luôn nỗ lực phấn đấu trong công việc để đạt được nhiều thành tựu. Do đó, việc nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến sự thăng tiến của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết.

3.3.2.3 Mẫu dựa trên trình độ học vấn

Bảng 3.5: Thống kê mẫu về đặc điểm trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Phổ thông 02 1,0 Trung cấp, Cao đẳng 24 11,9 Đại học 134 66,3 Trên đại học 42 20,8 Tổng 202 100,0

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm trình độ học vấn thì tỷ lệ trình độ học vấn trong mẫu nghiên cứu bao gồm: 1,0% là trình độ phổ thông (02 người), 11,9% là trình độ trung cấp, cao đẳng (24 người), 66,3% là trình độ đại học (134 người), 20,8% là trình độ trên đại học (42 người). Kết quả cho thấy trình độ học vấn từ đại học và trên đại học của đội ngũ cán bộ tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ lớn, hoàn toàn phù hợp với chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.4 Mẫu dựa trên loại chức danh

Bảng 3.6: Thống kê mẫu về đặc điểm loại chức danh

Loại chức danh Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Lãnh đạo phòng chức năng 31 15,3

Chuyên viên 171 84,7

Tổng 202 100,0

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm loại chức danh thì tỷ lệ loại chức danh trong mẫu nghiên cứu bao gồm: 15,3% là lãnh đạo phòng chức năng (31 người) và 84,7% là chuyên viên (171 người).

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua việc thảo luận nhóm với 30 chuyên viên gồm lãnh đạo và chuyên viên của các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 210 mẫu. Thang đo chính thức được tác giả chọn gồm có 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng.

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bao gồm: đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha và EFA; kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến; kiểm định Levene về sự khác biệt giữa một biến định tính với một biến định lượng.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả thảo luận nhóm

a. Thành phần tham gia buổi thảo luận:

Để tăng thêm tính chặt chẽ và thực tế, tác giả đã tổ chức buổi thảo luận nhóm với các thành phần tham gia buổi thảo luận gồm 30 thành viên là lãnh đạo và các chuyên viên thuộc 8 phòng chức năng và 4 đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành Hồ Chí Minh.

b. Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:

Tác giả thông qua buổi họp định kỳ hằng tháng thông báo nội dung buổi thảo luận cho lãnh đạo và chuyên viên của các phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Trong buổi thảo luận, tác giả đặt những câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng trao đổi, chia sẽ ý kiến (tham khảo phụ lục số 1).

Dựa trên các ý kiến đóng góp của lãnh đạo và chuyên viên các phòng chức năng cho là quan trọng, nghĩa là các yếu tố mà các thành viên trong nhóm quan tâm khi đánh giá các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Các ý kiến đều thống nhất về mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố như sau: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Lãnh đạo trực tiếp, (5) Đồng nghiệp, (6) Cơ hội thăng tiến, (7) Đánh giá thực hiện công việc, (8) Khen thưởng và công nhận.

Kết thúc buổi thảo luận, tác giả quyết định chọn phiếu khảo sát (phụ lục 2) để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức. Giữ nguyên mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 4.1: Mô hình lý thuyết (sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh 4.2 Đánh giá thang đo

Trong chương 3 thang đo chính thức được tác giả chọn gồm có 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Lãnh đạo trực tiếp, (5) Đồng nghiệp, (6) Cơ hội thăng tiến, (7) Đánh giá thực hiện công việc, (8) Khen thưởng và công nhận.

Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đơn giản và dễ hiểu hơn. Thang đo được quy ước từ 1: “hoàn toàn không đồng ý” đến 5: “hoàn toàn đồng ý”. Thang

Thu nhập

Môi trường và điều kiện làm việc

Lãnh đạo trực tiếp

Đồng nghiệp

Cơ hội thăng tiến

Đánh giá thực hiện công việc

Động lực làm việc của nhân viên tại

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Phúc lợi Khen thưởng và công nhận

đo này được tác giả cùng lãnh đạo và chuyên viên của các phòng chuyên môn thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận nhóm, đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, tất cả thành viên đều hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi trong tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha 0,7 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Thang đo có độ tin cậy Cronbach Alpha 0,6 cũng được chọn khi nó được sử dụng lần đầu (Nunnally, J.C., & Bernstein, I.H., 1994). Về lý thuyết, Cronbach Alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy). Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha nhằm loại trừ các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Cronbach Alpha của các thang đo thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.

4.2.1 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Thu nhập (TN)

Bảng 4.1: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Thu nhập

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến - tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

TN1 13,6238 6,733 0,629 0,711 TN2 13,7723 6,843 0,617 0,716 TN3 13,3861 7,631 0,427 0,776 TN4 13,4703 6,609 0,611 0,716 TN5 13,2327 7,145 0,484 0,761 Cronbach's Alpha = 0,778

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.1 cho thấy, thang đo yếu tố Thu nhập được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo là 0,778 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo yếu tố Thu nhậpđáp ứng độ tin cậy.

4.2.2 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Phúc lợi (PL)

Bảng 4.2: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Phúc lợi Biến quan sát Trung bình thang Biến quan sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến - tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

PL1 14,6287 6,971 0,535 0,798 PL2 14,5446 6,667 0,682 0,753 PL3 14,6089 6,747 0,615 0,773 PL4 14,6188 6,824 0,593 0,780 PL5 14,6485 6,936 0,590 0,781 Cronbach's Alpha = 0,813

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.2 cho thấy, thang đo yếu tố Phúc lợi được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo lần 1 là 0,813 > 0,7. Đồng thời, có 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo yếu tố Phúc lợiđáp ứng độ tin cậy.

4.2.3 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc (MTDK) việc (MTDK)

Bảng 4.3: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

MTDK1 15,3515 5,344 0,506 0,740 MTDK2 15,3911 5,334 0,430 0,770 MTDK3 15,6535 4,894 0,641 0,692 MTDK4 15,4455 5,044 0,627 0,699 MTDK5 15,3861 5,462 0,519 0,736 Cronbach's Alpha = 0,770

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.3 cho thấy, thang đo yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của thang

đo là 0,770 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc đáp ứng độ tin cậy.

4.2.4 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Lãnh đạo trực tiếp (LD) Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Lãnh đạo trực tiếp Bảng 4.4: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Lãnh đạo trực tiếp

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

LD1 14,7475 6,150 0,693 0,859 LD2 14,7426 6,520 0,728 0,849 LD3 14,8762 6,288 0,712 0,853 LD4 14,8119 6,681 0,712 0,853 LD5 14,8416 6,651 0,721 0,851 Cronbach's Alpha = 0,879

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.4 cho thấy, thang đo yếu tố Lãnh đạo trực tiếp được đo lường qua 5 biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo là 0,879 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo yếu tố Lãnh đạo trực tiếp đáp ứng độ tin cậy.

4.2.5 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Đồng nghiệp (DN)

Bảng 4.5: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Đồng nghiệp

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

DN1 14,8119 8,512 0,791 0,883 DN2 14,7624 8,769 0,758 0,890 DN3 14,7822 8,480 0,764 0,889 DN4 14,7822 8,927 0,750 0,892 DN5 14,8416 8,413 0,779 0,885 Cronbach's Alpha = 0,908

Bảng 4.5 cho thấy, thang đo yếu tố Đồng nghiệp được đo lường qua 5 biến quan sát.Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo là 0,908 > 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy, thang đo yếu tố Đồng nghiệp đáp ứng độ tin cậy.

4.2.6 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Thăng tiến (TT)

Bảng 4.6: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Thăng tiến

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

TT1 14,3267 5,216 0,594 0,714 TT2 14,3267 4,828 0,674 0,683 TT3 14,2723 4,916 0,615 0,704 TT4 14,2030 4,779 0,660 0,687 TT5 14,2772 6,371 0,211 0,831 Cronbach's Alpha lần 1 = 0,772 TT1 10,7525 4,048 0,613 0,807 TT2 10,7525 3,660 0,713 0,763 TT3 10,6980 3,764 0,639 0,797 TT4 10,6287 3,667 0,676 0,780 Cronbach's Alpha lần 2 = 0,831

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.6 cho thấy, thang đo yếu tố Thăng tiến có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,772 > 0,7. Tuy nhiên, biến quan sát TT5 có hệ số tương quan biến - tổng thấp nhất (0,211 < 0,3) và khi loại biến này đi sẽ làm tăng độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, tác giả loại biến TT5. Sau khi loại biến, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 2 là 0,831 > 0,7. Đồng thời, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo yếu tố Thăng tiến đáp ứng độ tin cậy, các biến trong thang đo được đưa vào để phân tích EFA trong các bước tiếp.

4.2.7 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Đánh giá thực hiện công việc (DG) (DG)

Bảng 4.7: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Đánh giá thực hiện công việc

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

DG1 14,5941 6,790 0,531 0,856 DG2 14,6188 6,048 0,704 0,815 DG3 14,6832 5,621 0,712 0,812 DG4 14,6485 6,060 0,675 0,822 DG5 14,5644 5,819 0,718 0,810 Cronbach's Alpha lần 1 = 0,854 DG2 10,9356 4,250 0,656 0,834 DG3 11,0000 3,731 0,730 0,804 DG4 10,9653 4,044 0,714 0,811 DG5 10,8812 3,986 0,700 0,816 Cronbach's Alpha lần 2 = 0,856

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.7 cho thấy, thang đo yếu tố Đánh giá thực hiện công việc có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 1 là 0,854> 0,7. Tuy nhiên, khi loại biến quan sát DG1 đi sẽ làm tăng giá trị độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, tác giả loại biến DG1. Sau khi loại biến, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo lần 2 là 0,856> 0,7. Đồng thời, các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0,3. Vì vậy, thang đo yếu tố Đánh giá thực hiện công việc đáp ứng độ tin cậy, các biến trong thang đo được đưa vào để phân tích EFA trong các bước tiếp.

4.2.8 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Khen thưởng và công nhận (KTCN) (KTCN)

Bảng 4.8: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Khen thưởng và công nhận

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach Alpha nếu loại biến

KTCN1 14,6386 5,446 0,577 0,820 KTCN2 14,6238 5,619 0,599 0,814 KTCN3 14,6733 5,226 0,671 0,794 KTCN4 14,6584 5,012 0,689 0,788 KTCN5 14,6337 5,328 0,655 0,799 Cronbach's Alpha = 0,836

(Nguồn: Phân tích dữ liệu – phụ lục số 3)

Bảng 4.8 cho thấy, thang đo yếu tố Khen thưởng và công nhận có hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo là 0,836> 0,7. Đồng thời, cả 5 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo yếu tố Khen thưởng và công nhận đáp ứng độ tin cậy.

4.2.9 Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Tạo động lực chung (TDL) Bảng 4.9: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Tạo động lực chung Bảng 4.9: Cronbach Alpha của thang đo yếu tố Tạo động lực chung

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach Alpha nếu loại biến

TDL1 11,2822 3,626 0,641 0,845

TDL2 11,2525 3,264 0,710 0,818

TDL3 11,2525 3,165 0,749 0,801

TDL4 11,1238 3,233 0,719 0,814

Cronbach's Alpha = 0,859

Bảng 4.9 cho thấy, thang đo yếu tố Tạo động lực chung có hệ số tin cậy Cronbach Alpha của thang đo là 0,859 > 0,7. Đồng thời, cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0,3. Do vậy, thang đo yếu tố Tạo động lực chung đáp ứng độ tin cậy.

4.2.10 Kết luận

Sau khi đo lường độ tin cậy của các yếu tố thông qua hệ số Cronbach Alpha, kết quả đánh giá thang đo của 9 yếu tố (trong đó có 8 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc) được tổng hợp như sau:

 Thu nhập: có 5 biến quan sát là TN1, TN2, TN3, TN4, TN5;  Phúc lợi: có 5 biến quan sát là PL1, PL2, PL3, PL4, PL5;

 Môi trường và điều kiện làm việc: có 5 biến quan sát là MTDK1, MTDK2, MTDK3, MTDK4, MTDK5;

 Lãnh đạo trực tiếp: có 5 biến quan sát là LD1, LD2, LD3, LD4, LD5;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)