Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 89)

5.3.1 Hạn chế

Đề tài nghiên cứu này đóng góp tích cực trong công tác nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ trên các kết quả nghiên cứu của luận văn này, tác giả đề xuất với lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao công tác tạo động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh ở mục 5.2. Tuy nhiên, đề tài còn một số điểm hạn chế như sau:

 Thứ nhất, do hạn chế về thời gian và kinh phí nghiên cứu không đủ để có thể thực hiện khảo sát toàn bộ người lao động trong Ban Quản lý Khu Công nghệ cao trong thời gian dài.

 Thứ hai, tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố thuộc về công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí

Minh chứ chưa nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng khác như: yếu tố tâm lý, sở thích, yếu tố xã hội của bản thân người lao động như gia đình, điều kiện sinh hoạt,… Điều này làm cho các yếu tố khám phá trong đề tài chưa tác động hoàn toàn đến công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

 Thứ ba, nghiên cứu chỉ được thực hiện trong một thời điểm nhất định. Vì vậy, chưa có nhiều cơ sở để đánh giá hết các xu hướng thay đổi đối với các vấn đề nghiên cứu.

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ các hạn chế của đề tài đã gợi ý phát sinh cho hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:

 Nếu có điều kiện cho nghiên cứu tiếp theo thì tác giả sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm các yếu tố thuộc về nhóm yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội của bản thân người lao động ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc của họ.

 Nên thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài và lặp lại để đánh giá các xu hướng thay đổi được tốt hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Chương 5 đã tổng kết lại toàn bộ quá trình và kết quả nghiên cứu của Luận văn. Tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị về: (1) Đánh giá thực hiện công việc công bằng, (2) Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, (3) Cải thiện chính sách phúc lợi, (4) Tạo cơ hội thăng tiến, (5) Chính sách khen thưởng và công nhận, (6) Đảm bảo thu nhập cho nhân viên nhằm tác động để nâng cao động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thúy Hương (2009). Giáo trình hành vi tổ chức. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Dave Lavinsky, lược dịch từ Fast Company (2014). Các cách tạo động lực thúc đẩy nhân viên hiệu quả [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://best.edu.vn/news/cac-cach-tao-dong-luc-thuc-day-nhan-vien-hieu-qua.d- 553.aspx>

3. Đại học Kinh tế quốc dân (2014). Các khái niệm cơ bản về tạo động lực lao động [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem- co-ban-ve-tao-dong-luc-lao-dong/9f71502b>

4. Đỗ Thị Phi Hoài (2009). Văn hóa doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. George Kohlrieser. Đàm phán giải phóng “con tin”. Nhà xuất bản Tổng hợp, TP.HCM.

6. Hoàng Ngọc Nhậm (2006). Kinh Tế Lượng. Nhà xuất bản Trường ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân Tích Dữ Liệu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.

8. Huỳnh Thanh Nhã và cộng sự (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 238, 4/2017.

9. Lê Quang Hùng và cộng sự (2014). Nghiên cứu các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng và thư ký khoa tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyễn Văn Sơn (2013). Những vấn đề chung về tạo động lực lao động [online], ngày truy cập: 5/9/2014, từ <http://voer.edu.vn/m/nhung-van-de- chung-ve-tao-dong-luc-lao-dong/23b9b0c3>

11. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Văn Điềm (2014). Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2009). Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Trần Thị Kim Dung (2015). Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Trương Ngọc Hùng (2012). Giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức Xã, Phường Thành phố Đà Nẵng. Luận văn (thạc sĩ kinh tế), chuyên ngành kinh tế phát triển, Trường Đại học Đà Nẵng.

TIẾNG ANH:

1. Alderfer, Clayton P. (1969) An Empirical Test of a New Theory of Human Needs; Organizational Behaviour and Human Performance, volume 4, issue 2, pp. 142–175.

2. Hair, J.F, Anderson R.E, Tatham R.L, Black W.C. (1998). Multivariate Data Analysis, Fifth edition. Prentice-Hall International, Inc.

3. Herzberg, F. (1968), “One more time: how do you motivate employees?”, Harvard Business Review, vol. 46, iss. 1, pp. 53–62.

4. Kenneth S.Kovach. (1987), What motivates employees workers and supervisors give different answer. Business horizons. Sep – Oct.

www.carmine.se.edu/cvonbergen/ What motivates employees workers and supervisors give different answer.pdf.

5. Maslow, A.H. (1943). “A Theory of Human Motivation”. Psychological Review, 50, 370-396.

6. McClelland, D.C. (1985). Human Motivation. Scott, Glenview, IL.

7. Nunnally, J.C., & Bernstein, I.H. (1994), Psychometric Theory, 3rd edition, Newyork: McGraw-hill.

8. Simon, T. & Enz, C. (1995). “Motivating Hotel Employees”. Cornell Hotel and Restaurant Administration Quartely, 36(1), 20-27.

9. Vroom, V.H. (1964). Work and Motivation. New York: Wiley. U.S. Department of Labor, Employment Standards Administration, Wage and Hours Division. Retrieved from http://www.dol.gov/esa/programs/whd/state/tipped.htm, accessed 25th August 2014.

PHỤ LỤC 1

THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH XÂY DỰNG THANG ĐO

1. Dàn bài thảo luận nhóm định tính xây dựng thang đo

Xin chào các anh/chị là lãnh đạo chuyên môn của các phòng/ban và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi tên là Phạm Đình Dâng, công tác tại Phòng Hành chính – Quản trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao, chức vụ nhân viên. Tôi đang theo học Cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, tôi đang nghiên cứu đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu các đề tài liên quan đến tạo động lực cho người lao động của những tác giả đi trước và thực trạng lao động hiện nay tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, tôi dự kiến xây dựng các yếu tố mà chúng ta cần quan tâm đánh giá mức độ tác động đến động lực làm việc của nhân viên hiện đang làm việc tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xin các anh/chị dành chút ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi liên quan đến tạo động lực làm việc cho người lao động. Các anh/chị xem và đánh dấu (X)

vào ô đồng ý kiến hoặc ô không đồng ý kiến các hàng theo bảng sau. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác chân thành của anh/chị!

THU NHẬP Đồng ý Không đồng ý

01

Thu nhập hiện tại từ công việc ở Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh là phù hợp với năng lực làm việc của anh/chị.

02 Với thu nhập hiện tại anh/chị có thể đảm bảo cho cuộc sống bản thân/gia đình.

03 Thu nhập của anh/chị phụ thuộc vào chức vụ và vị trí công việc.

04

Thu nhập ở Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh ổn định hơn so với các công ty và doanh nghiệp tư nhân.

05

Chính sách lương thưởng của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh luôn được công khai minh bạch.

PHÚC LỢI Đồng ý Không đồng ý

06 Anh/chị hài lòng với việc đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo hệ số lương hiện nay.

07

Công đoàn cơ sở và Công đoàn cơ quan Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh luôn quan tâm, hỗ trợ khi anh/chị gặp hoàn cảnh khó khăn.

08 Lãnh đạo thường xuyên chăm lo đến đời sống, sức khỏe của người lao động.

09 Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh tổ chức thăm quan nghỉ mát hàng năm vào dịp hè rất thú vị. 10

Các chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh đến đội ngũ nhân viên.

MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Đồng ý Không

đồng ý

11 Đồng nghiệp của anh/chị thường giúp đỡ lẫn nhau và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.

12 Luôn có sự tranh đua nội bộ giữa các nhân viên.

13 Anh/chị được cung cấp đầy đủ phương tiện, máy móc và thiết bị phục vụ cho công việc.

14 Điều kiện nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. 15 Môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, thân thiện.

LÃNH ĐẠO TRỰC TIẾP Đồng ý Không đồng ý

16 Anh/chị có thể thảo luận với lãnh đạo trực tiếp của mình về các vấn đề liên quan đến công việc.

17 Anh/chị nhận được sự hướng dẫn của lãnh đạo trực tiếp khi cần thiết.

18 Lãnh đạo trực tiếp có phương pháp hợp lý khi khen thưởng và phê bình nhân viên.

19 Lãnh đạo trực tiếp luôn ghi nhận sự đóng góp của anh/chị với cơ quan.

20 Anh/chị được lãnh đạo tôn trọng và tin cậy.

ĐỒNG NGHIỆP Đồng ý Không đồng ý

21

Đồng nghiệp của anh/chị thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm, hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả.

22 Đồng nghiệp của anh/chị luôn hỗ trợ và cho lời khuyên khi cần thiết.

23 Đồng nghiệp là người thân thiện, dễ gần và hòa đồng. 24 Đồng nghiệp luôn tận tâm, tận tụy để hoàn thành tốt công

việc.

25 Đồng nghiệp của anh/chị là người đáng tin cậy.

CƠ HỘI THĂNG TIẾN Đồng ý Không đồng ý

26

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh thực hiện chính sách thăng tiến một cách nhất quán và công bằng.

27 Điều kiện và yêu cầu đối với các vị trí thăng tiến luôn được công khai.

28 Tuổi đời có ảnh hưởng đến việc thăng tiến của anh/chị. 29 Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh luôn

30 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng đến việc thăng tiến của anh/chị.

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Đồng ý Không đồng ý

31 Có xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể đối với từng loại công việc.

32 Việc đánh giá được thực hiện công bằng và không thiên vị.

33 Kết quả đánh giá phân biệt được những người hoàn thành tốt và không hoàn thành tốt công việc.

34 Thông tin về kết quả đánh giá được công khai, minh bạch. 35 Anh/chị hài lòng với việc đánh giá giữa các nhân viên

trong cùng phòng chuyên môn.

KHEN THƯỞNG VÀ CÔNG NHẬN Đồng ý Không đồng ý

36 Chính sách khen thưởng được công khai, rõ ràng.

37 Anh/chị được khen thưởng trước tập thể khi đạt được thành tích tốt.

38 Kết quả đánh giá, khen thưởng được sử dụng để xét, đề bạt chức vụ cao hơn.

39 Anh/chị được giao quyền hạn tương ứng với trách nhiệm trong công việc.

40

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh luôn nhất quán thực thi các chính sách khen thưởng và công nhận.

TẠO ĐỘNG LỰC CHUNG Đồng ý Không đồng ý

41 Lãnh đạo truyền được cảm hứng cho anh/chị trong công việc.

42 Anh/chị luôn cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại. 43 Anh/chị cảm thấy có động lực trong công việc.

44

Anh/chị cảm thấy làm việc tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh là môi trường tốt để anh/chi có cơ hội thăng tiến.

Ý kiến khác của anh/chị, Lãnh đạo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cần quan tâm yếu tố nào khác ngoài những yếu tố nêu trên để nâng cao động lực làm việc cho nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh:

………... ………... ………...

Phần 2: Vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân (đánh dấu X vào ô thích hợp):

Câu 1: Xin vui lòng cho biết giới tính: Nam

Nữ

Câu 2: Xin vui lòng cho biết nhóm tuổi: 22 - 30

30 - 40 40 - 50 50 - 60

Câu 3: Xin vui lòng cho trình độ học vấn: Phổ thông Trung cấp, cao đẳng Đại học Trên đại học Câu 4: Anh/chị là: Lãnh đạo phòng chức năng Chuyên viên

Kết thúc buổi thảo luận, tác giả thu thập các phiếu góp ý kiến thì nhận được đa số đồng tình về các yếu tố mà tác giả đưa ra để quan tâm đánh giá đến mức độ tác động đến động lực làm việc của nhân viên đang làm việc tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Từ cơ sở đó, tác giả quyết định chọn phiếu khảo sát (phụ lục 2) để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức.

2. Danh sách thành viên tham gia buổi thảo luận nhóm

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ - ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

1 Trần Đức Dũng Chánh văn phòng 2 Đỗ Quang Hòa Phó Chánh văn phòng 3 Huỳnh Thị Ngọc Đào Phó Chánh văn phòng 4 Nguyễn Trúc Thanh Chuyên viên Văn phòng

5 Phạm Thành Sơn Chuyên viên Phòng Tổ chức – Nhân sự 6 Ngô Quốc Đạt Chuyên viên Bộ phận pháp chế

7 Nguyễn Đức Huy Phó Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư 8 Nguyễn Thanh Nga Chuyên viên Phòng Xúc tiến đầu tư 9 Hoàng Minh Chuyên viên Phòng Xúc tiến đầu tư

10 Nguyễn Hoàng Phi Chuyên viên Phòng Quản lý doanh nghiệp 11 Trần Văn Thành Chuyên viên Phòng Quy hoạch xây dựng &

Môi trường

12 Phan Anh Thi Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác quốc tế

13 Lê Thị Kim Vân Chuyên viên Phòng Quản lý Khoa học & Hợp tác quốc tế

14 Phạm Thị Yến Như Chuyên viên Phòng Tài chính kế toán 15 Vũ Thị Thanh Yên Chuyên viên Phòng Kế hoạch

17 Nguyễn Thị Duyên Trưởng phòng Kinh doanh – Dịch vụ 18 Đoàn Anh Kiệt Trưởng phòng Kế hoạch - Đào tạo 19 Phan Thị Hồng Cẩm Chuyên viên Phòng Kế hoạch - Đào tạo 20 Quách Anh Sen Phó Giám đóc Trung tâm Nghiên cứu triển

khai

21 Phùng Thủy Châu Phó Trưởng phòng Hành chính – Quản trị 22 Trần Nguyễn Trung Hiếu Chuyên viên Phòng Hành chính – Quản trị 23 Đinh Thị Thu Trúc Kế toán trưởng Trung tâm Nghiên cứu triển

khai

24 Lê Thị Mỹ Lệ Chuyên viên phòng Kế toán 25 Huỳnh Thị Tuyết Sương Chuyên viên phòng Kế toán

26 Đỗ Thanh Sinh Phó Trưởng phòng Công nghệ nano 27 Nguyễn Tuấn Anh Phó Trưởng phòng Công nghệ Bán dẫn 28 Bùi Quang Vinh Phó Trưởng phòng Cơ khí chính xác & Tự

động hóa

29 Nguyễn Thị Kim Anh Phó Trưởng phòng Công nghệ Sinh học 30 Trịnh Xuân Thắng Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin

PHỤ LỤC 2 BẢNG KHẢO SÁT

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

TẠI BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)