Học thuyết thành tựu của David McClelland (1988)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

David McClelland cho rằng con người có ba nhu cầu cơ bản: nhu cầu thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực

Nhu cầu thành tựu :

Người có nhu cầu thành tựu cao là người luôn theo đuổi giải quyết công việc tốt hơn. Họ muốn vượt qua các khó khăn, trở ngại. Họ muốn cảm thấy rằng thành công hay thất bại của họ là do kết quả hành động của họ. Điều này có nghĩa là họ thích công việc mang tính thách thức, những người có nhu cầu thành tựu cao được động viên làm việc tốt hơn.

Người có nhu cầu thành tựu cao là người có:

 Lòng mong muốn thực hiện các trách nhiệm cá nhân.  Xu hướng đặt ra các mục tiêu cao cho chính họ.  Nhu cầu cao về sự phản hồi cụ thể, ngay lập tức.

 Nhanh chóng, sớm làm chủ công việc của họ.

Nhu cầu liên minh:

Nhu cầu liên minh thì giống nhu cầu tình yêu xã hội của A. Maslow – được chấp nhận, tình yêu, bạn bè,… người lao động có nhu cầu liên minh sẽ làm việc tốt ở những loại công việc mà sự thành công của họ đòi hỏi kỹ năng quan hệ và sự hợp tác. Những người có nhu cầu liên minh mạnh rất thích những công việc mà qua đó tạo ra sự thân thiện và các quan hệ xã hội.

Nhu cầu quyền lực:

Nhu cầu quyền lực là nhu cầu kiểm soát và ảnh hưởng môi trường làm việc của người khác, kiểm soát và ảnh hưởng tới người khác. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người có nhu cầu quyền lực mạnh và nhu cầu thành tựu có xu hướng trở thành các nhà quản trị. Một số người còn cho rằng nhà quản trị thành công là người có nhu cầu quyền lực mạnh nhất, kế đến là nhu cầu thành tựu và cuối cùng là nhu cầu liên minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)