Mô hình tạo động lực làm việc của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

nhân viên văn phòng và thư ký khoa Trường HUTECH

Tóm lại, nội dung nghiên cứu của các tác giả đều đề cập tới quá trình tạo động lực với các bước cụ thể dẫn tới hành vi làm việc, giúp cho người quản lý có thể dự

Chính sách khen thưởng và công nhận

Động lực làm việc của nhân viên văn phòng

và thư ký khoa tại Trường

HUTECH

Công việc áp lực và thách thức Đánh giá thực hiện công việc

Môi trường làm việc Thu nhập

Phúc lợi Lãnh đạo trực tiếp

đoán được các hành vi cá nhân trong tương lai thông qua các biện pháp quản lý. Điều căn bản rút ra trong tạo động lực từ các nghiên cứu trên thể hiện qua một số khía cạnh căn bản sau:

 Cần xác định mục tiêu phù hợp có ý nghĩa rất lớn với việc tạo kỳ vọng làm việc cho người lao động. Người quản lý cần chỉ cho người lao động thấy rõ mối quan hệ giữa kết quả với phần thưởng hấp dẫn và phải luôn lưu ý rằng việc xác định các mức thưởng phải đảm bảo công bằng giữa những người lao động trong tổ chức. Hơn nữa, người quản lý cần thể hiện vai trò chủ động trong việc quản lý quá trình tạo động lực cho người lao động như tạo môi trường thuận lợi và đảm bảo sự phù hợp công việc với từng người lao động, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để định hướng cho họ theo cách phù hợp nhất.

 Các khuyến khích, động viên bằng vật chất hoặc tinh thần cần đảm bảo tính kịp thời đối với người lao động có thành tích tốt, nhằm đề cao sự thừa nhận thành tích của tổ chức đối với người lao động thể hiện thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc và hệ thống chi trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho người lao động hợp lý và công bằng.

 Người quản lý cần biết rằng, nỗ lực quản lý cũng chỉ vô ích khi không có sự hợp tác và ủng hộ thực hiện của tập thể lao động. Bởi vậy, cần khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình xây dựng các mục tiêu của tổ chức và công việc mà chính họ đảm nhận. Điều đó làm tăng sự cam kết của cá nhân trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

2.3.2.3 Công trình nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã và cộng sự (2017)

Huỳnh Thanh Nhã “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 238, 4/2017. Bài viết phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ bao gồm: (1) Bản chất công việc, (2) Mục tiêu công việc, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Lương, thưởng, phúc lợi, (5) Đào tạo và thăng tiến, (6) Sự gắn bó giữa cấp trên và nhân viên, (7) Mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và (8) Môi trường làm việc. Từ đó, đề

xuất một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp tạo thêm động lực làm việc cho người lao động.

Qua điều tra, tác giả khẳng định: Các nhân tố bản chất và mục tiêu công việc, sự tự chủ trong công việc và lương, thưởng phúc lợi tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của động lực làm việc. Nó kích thích tâm lý làm việc, giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lý cần có những giải pháp để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 2.4.1 Mô hình nghiên cứu 2.4.1 Mô hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nội dung nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Tác giả xác định 10 yếu tố tạo động lực của Kenneth S.Kovach (1987) và 8 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc trong công trình nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của nhân viên tại Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 8 yếu tố tác động trực tiếp như sau: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Môi trường và điều kiện làm việc, (4) Lãnh đạo trực tiếp, (5) Đồng nghiệp, (6) Cơ hội thăng tiến, (7) Đánh giá thực hiện công việc, (8) Khen thưởng và công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ban quản lý khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)