Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 37 - 39)

6. cục Bố luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích

1.3.1. Sự phù hợp các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể với cơ sở dẫnliệu nhất định liệu nhất định

Sự phù hợp các thủ tục phân tích cơ bản cụ thể với cơ sở dẫn liệu nhất định là một những nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích. Theo Đoạn 6A của VSA số 520, các khoản giao dịch dễ đoán thời gian và đáng kể có thể dễ dàng thực hiện các thủ tục phân tích cơ bản hơn. Bảo đảm tính kỳ vọng rằng các dữ liệu thu thập được đều chắc chắn liên hệ với nhau cũng là điều mà Chuẩn mực này lưu ý khi kiểm toán viên tiến hành dự doán các thủ tục phân tích

Bên cạnh đó, Chuẩn mực này cũng đề cập rằng dựa trên các đánh giá của bản thân về hiệu quả tìm ra được một sai sót có thể gây nên sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính, dù về mặt riêng lẻ hay đánh giá tổng hợp với các sai sót khác, kiểm toán viên cũng nên lựa chọn phương pháp phân tích cụ thể thích hợp.

1.3.2. Mức trọng yếu và đặc điểm của khoản mục hoặc loại nghiệp

vụ Nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn

khác nhau. Một số trong những khoản mục điển hình như nợ phải thu, hàng tồn kho, … còn bị chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý tại đơn vị được kiểm toán. Vì thế, kiểm toán viên rất khó để xem xét liệu có sai sót, gian lận trong các khoản mục này nếu chỉ thực hiện các thủ tục phân tích.

Kiểm toán viên sẽ thiết lập các thủ tục kiểm toán khác nhau tuỳ theo mức trọng yếu của từng khoản mục. Cụ thể, thủ tục phân tích sẽ bằng chứng có đủ đảm bảo độ tin cậy với các khoản mục được đánh giá trọng yếu không cao. Ngược lại, với các khoản mục có mức độ trọng yếu cao, bên cạnh các thủ tục phân tích, kiểm toán viên cần phải bổ sung các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra xuống mức tối thiểu.

1.3.3. Độ tin cậy của dữ liệu

Website chính thức của ACCA có đề cập đến độ tin cậy dữ liệu tác động đáng kể đến tính chính xác của việc thực hiện các thủ tục phân tích. Bên cạnh đó, Mục A12, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 cũng cho rằng nguồn gốc, nội dung và hoàn cảnh thu thập là những nhân tố có sức ảnh hưởng rất lớn đến độ tin cậy của các dữ liệu mà các kiểm toán viên thu thập được. Cụ thể, các nguồn thông tin từ bên độc lập ngoài đơn vị như thư xác nhận của ngân ngân hàng, uỷ nhiệm chi có kèm chứng từ mua hàng từ khách hàng, … sẽ có độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đó, các thông tin thu thập bằng các cách thức gián tiếp và qua các suy luận như từ phỏng vấn các nhân viên của đơn vị được kiểm toán sẽ độ tin cậy kém hơn những bằng chứng mà kiểm toán viên trực tiếp thu thập được.

Đối với các dữ liệu mà kiểm toán viên được cung cấp bởi nội bộ đơn vị được kiểm toán và các chủ thể không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, kiểm toán viên cần xác minh lại tính chính xác của thông tin.

1.3.4. Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm toán viên cần xem xét mức độ hữu hiệu của hệ thống nội bộ nhằm thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp và xem xét mức độ tin cậy của các thông tin được cung cấp trong quá trình kiểm toán.

Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tỷ lệ thuận với độ tin cậy của các thông tin tài chính và phi tài chính mà kiểm toán viên thu thập được tư đơn vị kiểm toán. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán có tính hữu hiệu cao, kiểm toán viên có thể tin tưởng vào các thông tin được cung cấp và bằng chứng thu thập được từ thủ tục phân tích. Kiểm toán viên cũng có thể xem xét lại

thủ tục kiểm soát thông tin phi tài chính và thủ tục kiểm soát của kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy cao hơn.

Ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán có tính hữu hiệu thấp, nguồn cung cấp thông tin cho kiểm toán viên sẽ không được đảm đảo có độ chính xác cao. Vì thế, kết quả từ thủ tục phân tích không phải là các bằng chứng đáng tin cậy cho các kiểm toán viên đưa đến kết luận cuối cùng. Trong trường hợp này, kiểm toán viên cần phải tập trung vào kết quả của các thử nghiệm chi tiết nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro xuống mức tối thiểu.

1.3.5. Trình độ và mức độ thoả mãn mục tiêu của kiểm toán viên

Một trong những nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả khi thực hiện các thủ tục phân tích chính là trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Cụ thể, nghiên cứu của Knap và Knap (2001) là một trong những nghiên cứu chứng minh cho việc này. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy với trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên tỷ lệ thuận với tính hiệu quả của thủ tục phân tích, trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên thì hiệu quả họ sử dụng các thủ tục này càng cao và ngược lại.

Các bằng chứng thu thập được từ tiến hành thủ tục phân tích có thể đáng tin cậy với các khoản mục có mức độ trọng yếu do cho thấy những những xu hướng hoặc biến động bất thường của các khoản mục này. Tuy nhiên, những bằng chứng này cần phải kết hợp với các kết quả từ các thủ tục kiểm toán thích hợp khác như thử nghiệm chi tiết đối với các khoản mục với trọng yếu cao. Chính vì thế, các kiểm toán viên cần trên dựa trên cơ sở là trình độ và kinh nghiệm của bản thân để đưa ra các quyết định phù hợp trong một cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w