Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 40 - 44)

6. cục Bố luận văn

1.5. Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm

lực, tập trung nguồn lực này vào các khoản mục có mức trọng yếu cao. Từ đó, thủ tục này giúp hiệu suất và hiệu quả của các cuộc kiểm toán được nâng cao, tiết kiệm được chi phí cho các công ty kiểm toán.

1.4.2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm mang lại, thủ tục này còn xuất hiện nhiều hạn chế. Cụ thể, kết quả của việc tiến hành thủ tục phân tích bị chi phối bởi nhiều yếu tố như độ tin cậy của số liệu mà kiểm toán viên thu thập được, hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị khách hàng có mức độ hữu hiệu như thế nào, và đặc biệt là kinh nghiệm của bản thân của kiểm toán viên thực hiện thủ tục. Vì thế, tính tin cậy của các bằng chứng từ việc thực hiện thủ tục phân tích có thể không cao do ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố trên và buộc kiểm tón viên phải kết hợp với các kết quả từ các thủ tục kiểm toán phức tạp hơn nhằm đưa ra kết luận kiểm toán với mức độ rủi ro tối thiểu. Mức trọng yếu và đặc điểm của các khoản mục cao hay thấp cũng sẽ khiến cho mức độ tin cậy của kiểm toán viên với bằng chứng được cung cấp từ việc áp dụng thủ tục phân tích. Và các kiểm toán viên sẽ mất nhiều công sức và thời gian nếu không có những cân nhắc ban đầu về mô hình ước tính. Thêm đó, kiểm toán viên cần đảm bảo các yếu tố dùng để đối chiếu cần có mối liên kết với nhau khi sử dụng thủ tục này để đạt được ý nghĩa của thủ tục này.

1.5. Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểmtoán toán

1.5.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán này, các kiểm toán viên chưa đươc cung cấp các số liệu, sổ sách của đơn vị được kiểm toán. Tuy vậy, đây chính là một giai đoan quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả của cuộc kiểm toán sau này. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 - Lập kế hoạch kiểm toán cũng quy định rằng các kế hoạch, các công việc và chương trình kiểm toán cần được định hướng rõ ràng trong giai đoạn này.

Thông thường, dựa trên các số liệu của kỳ trước như các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, hồ sơ kiểm toán của kỳ trước để thực hiện thủ tục phân tích thông qua các bước sau đây:

 Tìm hiểu các đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán để

đưa ra các đánh giá về các nhân tố tác động đáng kể đến số liệu trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Để làm được điều này, kiểm toán viên cần thông qua các đặc điểm ngành nghề, tình hình hoạt động sán xuất kinh doanh của đơn vị cũng như các thay đổi kỳ này của đơn vị so với kỳ trước, như giấy phép kinh doanh, ban giám đốc, các số liệu bất thường trên các khoản mục … và xem đơn vị có vi phạm giả định hoạt động liên tục hay hay không. Từ đó, kiểm toán viên sẽ tuỳ thuộc vào các khoản mục và các số liệu đã thu thập ở bước trên để đưa ra các mức dự đoán, hau còn gọi là các kỳ vọng.

 Kiểm toán viên sẽ tiến hành tiếp tục phân tích số liệu chưa được kiểm toán

do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Phương pháp tỷ số và phân tích xu hướng là hai phương pháp phổ biến mà kiểm toán viên áp dụng. Quy trình kiểm toán viên thường thực hiện cụ thể:

- Đầu tiên, kiểm toán viên sẽ xác định được các chênh lệch thông qua việc tiến hành đối chiếu số liệu trên các khoản mục trên báo cáo tài chính giữa kỳ này và kỳ trước.

- Tiếp đó, kiểm toán viên sẽ xác định các tỷ số tài chính

- Kiểm toán viên tiếp tục tiến hành đánh giá liệu có các xu hướng hoặc biến động bất thường hay không

 Sau các bước trên, kiểm toán viên sẽ xem xét kết quả của việc đánh giá

ban đầu các khoản mục trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần trao đổi với các bộ phận có liên quan của dơn vị được kiểm toán nhằm làm rõ nguyên nhân gây ra các chênh lệch trọng yếu, nếu có. Nếu không xác minh được nguyên nhân trên, nhằm đáp ứng được mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên

cần bổ sung thêm các thủ tục kiểm toán cần thiết để thu thập được các bằng chứng kiểm toán khác.

Trong giai đoạn này, nhìn chung, kết quả thu được từ thủ tục phân tích không cần quá chính xác. Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn này là hỗ trợ kiểm toán viên đánh giá và khoanh vùng các khoản mục có rủi ro tiềm tàng, làm nền tảng cho các giai đoạn kiểm toán tiếp theo.

1.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán và cũng là giai đoạn kiểm toán viên đã nhận được nhiều nhất các số liệu từ đơn vị được kiểm toán được cung cấp. Kiểm toán viên cần tích cực tối đa trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn

Dựa theo Đoạn 4 của Chuẩn mực Kiểm toán số 520, các thủ tục phân tích, các thử nghiệm kiểm tra chi tiết hay sự kết hợp của cả hai thủ tục trên đều là các thử nghiệm cơ bản cấp cơ sở dẫn liệu. Để tối thiểu rủi ro kiểm toán cấp độ cơ sở dẫn liệu, tuỳ theo nhận định của bản thân mà kiểm toán viên cần lựa chọn các thủ tục kiểm toán phù hợp. Phân tích xu hướng và phân tích tỷ số vãn là hai phương pháp phổ biến được trong giai đoạn này, tuy nhiên thường thì tất cả các phương pháp thủ tục phân tích đều được sử dụng. Dựa vào các nhận định của bản thân và tính chất của các cơ sở dẫn liệu, kiểm toán viên lựa chọn sử dụng riêng lẻ hay tổng hợp các phương pháp phân tích khác nhau. Công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong giai đoạn này cụ thể như sau:

 Kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu số dư cuối kỳ của các khoản mục

hoặc các tỷ số tài chính của kỳ này với kỳ trước nhằm tìm ra các bất thường trong biến động hoặc xu hướng.

 Nhằm phát hiện ra biến động hoặc xu hướng về tình hình kinh doanh của

đơn vị được kiểm toán cũng như các sai sót, kiểm toán viên sẽ tiến hành đối chiếu các số liệu đã dự toán trước đó với số liệu được cung cấp thực tế từ đơn vị.

 Kiểm toán viên cũng sẽ tiến hành đối chiếu số liệu thực tế được cung cấp với các đơn vị cùng quy mô trong ngành và các số liệu bình quân của ngành.

 Để đối chiếu với số liệu thực tế trên từng khoản mục trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán cũng sẽ ước tính các các giá trị của các khoản mục này.

1.5.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Ở gần cuối giai đoạn kết thúc kiểm toán, theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 quy định, để xem xét liệu có sự chênh lệnh giữa các nhận định của kiểm toán viên về đơn vị được kiêm toán với báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần phải thiết lập thực hiện các thủ tục phân tích. Ngoài ra thủ tục phân tích thực hiện ở giai đoạn này sẽ hỗ trợ phát hiện ra các sai sót mà kiểm toán viên không phát hiện được ở hai giai đoạn trước.

Các công việc mà kiểm toán viên sẽ thực hiện tại giai đoạn này cụ thể như sau:

 Kiểm toán viên sẽ đồng thời đối chiếu các số liệu được kiểm toán kỳ trước với số liệu tương ứng tại kỳ này và liệu đã giải thích hợp lý với các chênh lệch hay chưa nhằm các thủ tục kiểm toán khác sẽ được áp dụng thêm sao cho hợp lý.

 Kiểm toán cũng phải dựa trên các hiểu biết của bản thân về đơn vị được

kiểm toán kết hợp với các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được nhằm xem xét tính hợp lý của các thay đổi trên các báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w