Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán doanh thu bán

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 85 - 89)

6. cục Bố luận văn

3.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2.2.5. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là một trong những khoản mục trọng yếu và có mức độ rủi ro sai sót, gian lận cao trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, đây là một trong hững khoản mục được thực hiện thủ tục phân tích cẩn thận nhất nhằm giúp các kiểm toán viên có thể đưa ra mức độ cũng như thủ tục chi tiết phù hợp sao cho hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Các thủ tục phân tích mà các KTV tại A&C khi tiến hành kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:

- Xem xét tính hợp lý và nhất quán với các kỳ trước của tổng doanh thu và

từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và so sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kế hoạch và thực hiện: KTV sẽ tiến hành đọc lướt qua số

liệu sổ sách để nhận định liệu rằng tổng doanh thu và các loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ này có hợp lý và nhất quán với các số liệu tương ứng ở kỳ trước hay không. KTV cũng sẽ tiến hành đối chiếu doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ theo kế hoạch và thực tế cũng khách hàng. Các thủ tục này sẽ không bắt buộc trình bày trên giấy tờ làm việc nên thường các KTV không trình bày.

- So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa kỳ này và kỳ trước: KTV sẽ tiến hành thu thập doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như doanh thu hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu hàng bán và tính toán tỷ lệ các khoản này

- So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng (quí) trong kỳ: KTV sẽ tiến hành lên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của từng loại theo từng tháng và xem xẻ các biến động giữa các tháng. Từ đó, KTV sẽ tiến hành đánh giá những biến động này có hợp lý không dựa vào các thông tin như biến động của các kỳ kế toán trước.

- Ước tính và so sánh một số loại doanh thu cụ thể của khách hàng: ở thủ

tục này, KTV sẽ tiến hành ước tính một số loại doanh thu của khách hàng như cho thuê nhà xưởng, thuê đất căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê… Sau đó, KTV sẽ tiến hành đối chiếu với ghi nhận sổ sách của đơn vị, nếu có chênh lệch trên ngưỡng sai sót được đặt ra, KTV cần phải tìm nguyên nhân bằng cách tìm hiểu chênh lệch từ số sách của đơn vị, phỏng vấn đại diện đơn vị,

… Tuy nhiên, thủ tục này sẽ không phải bắt buộc thực hiện với mọi khách hàng, chỉ thực hiện với một số khách hàng nhất định.

- So sánh tỷ lệ lãi gộp của từng hợp đồng xây dựng: với một số các doanh

nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, KTV sẽ tiến hành thu thập các hợp đồng xây dựng nếu có, tìm ra lãi gộp của từng hợp đồng. Từ đó, KTV sẽ tính ra tỷ lệ lãi gộp của từng hợp đồng và tiến hành đối chiếu chúng với nhau. Sau đó, KTV sẽ tiến hành đưa ra các đánh giá, nhận xét và tìm hiểu

nguyên nhân gây ra các bất thường thông qua xem xét sổ sách, phỏng vấn đơn vị và yêu cầu đơn vị đưa các chứnng từ cần thiết.

- So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của kỳ này với kỳ trước: KTV bước

đầu sẽ tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của kỳ kế toán đang thực hiện kiểm toán với kỳ liền trước. Sau đó, KTV sẽ tiến hành xem xét chênh lệch có phù hợp hay không và nếu bất thường, KTV sẽ tiến hành tìm nguyên nhân giải thích.

Minh họa với trường hợp khách hàng Z

So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa cuối năm 2020 và 2019

Sau khi thu thập số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2020 và 2019 của khách hàng Z, KTV tiến hành phân loại các loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thành doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ. Tiếp theo, KTV tiến hành so sánh

Bảng 3. 16. Bảng phân tích biến động của các loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa năm 2020 và 2019 - Khách hàng Z (Đơn vị: triệu VND)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Chênh

lệch % Doanh thu bán hàng hóa 115,968 130,556 - 14,587 - 11.17% Doanh thu bán thành phẩm 455,957 467,623 - 11,666 -2.49% Doanh thu cung cấp dịch vụ 16,559 6,000 10,559 +176% Tổng doanh thu 588,486 604,180 - 15,694 - 3%

bán hàng và cung cấp dịch vụ

Sau khi tiến hành đối chiếu, KTV nhận thấy so với kỳ trước, tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp bán hàng giảm hơn 15.6 tỷ đồng tương ứng với 3%. Nguyên nhân cụ thể là do:

KTV nhận thấy doanh thu từ viêc bán hàng hóa giảm gần 14.6 tỷ đồng tương ứng với hơn 11 % so với kỳ trước. Lý do là vì ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 mà số lượng đơn hàng đặt hàng từ đối tác chính của khách hàng là đơn vị C giảm. Cũng do tác động của dịch bệnh, nhu cầu mua thành phẩm từ thị trường giảm mạnh, từ đó cũng khiến cho doanh thu từ việc bán thành phẩm của khách hàng Z giảm hơn 11.7 tỷ đồng tương ứng với 2.5%.

Duy chỉ có doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ của khách hàng Z tăng trưởng mạnh trong kỳ này, tăng gần 10.6 tỷ đồng tương ứng với hơn 170% so với cùng kỳ trước. Đó là bởi vì công ty đã ghi nhận được thêm doanh thu cho thuê nhà xưởng cho đối tác C với đơn giá 176 triệu đồng cho một tháng. Bên cạnh đó, doanh thu từ cung cấp dịch vụ của khách hàng Z cũng tăng lên vì ghi nhận được doanh thu 13.4 tỷ đồng từ hai dự án.

KTV nhận thấy khách hàng Z không có các khoản giảm trừ doanh thu nên đã không tiến hành thực hiện thủ tục phân tích

So sánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa các tháng trong năm 2020

KTV tiến hành lên phân loại từng loại doanh thu bán hàng và cung cấp dịch theo từng tháng và tiến hành so sánh. Chi tiết xem Phụ lục số 15.

Từ thực tế đối chiếu, KTV nhận thấy có thể thấy doanh thu từ việc bán thành phần và bán hàng hóa là hai nguồn doanh thu chính của khách hàng X, chiếm lần lượt là 77% và 16%. Các doanh thu từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Sự thay đổi của số lượng của các đơn đặt hàng của các tháng quyết định sự biến động của doanh thu giữa các tháng.

Trong kỳ này, khách hàng X có ghi nhận được doanh thu từ việc cho thuê nhà xưởng với đối tác C trị giá 2.1 tỷ đồng cũng như doanh thu từ một dự án được quyết toán thành hai đợt với giá trị lần lượt đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% là hơn 1 tỷ đồng và gần 13.7 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w