Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 89 - 93)

6. cục Bố luận văn

3.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2.2.6. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những khoản mục có mức độ trọng yếu đáng kể trên các báo cáo tài chính và kèm theo đó là tiềm ẩn mức độ rủi ro gian lận, sai sót cao trong khoản mục. Vì thế trên thực tế tại A&C, đây là một trong các khoản mục các KTV thực hiện các thủ tục phân tích tại phần hành này khá cẩn thận. Các thủ tục phân tích được thực hiện với khoản mục này như sau:

- So sánh sự biến động của từng loại hàng tồn kho giữa kỳ này với kỳ trước,

giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong kỳ: KTV sẽ tiến hành thu thập số liệu trên bảng cân đối kế toán của khách hàng tại các kỳ kế toán cần so sánh và phân loại hàng tồn kho theo từng loại như hàng mua đang đi đường; nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ, …. và sau đó tiến hành tính toán và so sánh chênh lệch giữa hai kỳ kế toán liên tiếp. Từ đó, dựa theo sự hiểu biết của KTV về khách hàng, số liệu sổ sách ghi nhận cũng như phỏng vấn khách hàng nếu cần thiết, KTV sẽ giải thích các nguyên nhân dẫn đến các biến động và ghi nhận lại các biến động bất thường nhằm đưa ra các thủ tục kiểm toán khác nhằm kiểm tra cẩn thận hơn ở các bước kiểm toán tiếp theo.

- So sánh tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn và tổng tài sản giữa kỳ

này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong kỳ: Để thực hiện bước này, KTV cần thu thập sô liệu tài sản ngắn hạn cũng như tổng giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán của khách hàng tại các kỳ kế toán cần so sánh. Tiếp theo, KTV sẽ tiến hành tính toán tỷ lệ hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn của các kỳ kế toán cần so sánh dựa trên công thức lấy tổng giá trị hàng tồn kho chia cho tài sản ngắn hạn nhân với 100%. KTV sẽ tiếp tục tiến hành so

sánh các chênh lệch giữa các tỷ lệ tại các kỳ kế toán này. Dựa trên hiểu biết của bản thân về khách hàng, số liệu được ghi nhận trong sổ sách và phỏng vấn khách hàng nếu cần thiết, KTV sẽ ghi nhận các nguyên nhân gây nên sự biến động của các tỷ số này giữa các kỳ kế toán. Đồng thời, KTV cũng xem xét các lý do này có hợp lý hay không và tiến hành ghi nhận các biến động bất thường nếu có.

- So sánh vòng quay hàng tồn kho giữa kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế

với kế hoạch, giữa các tháng (quý) trong kỳ: Kiểm toán viên cần tiến hành thu thập số liệu giá vốn hàng tồn kho trên báo cáo kết quả kinh doanh và tổng giá trị hàng tồn kho trên của các kỳ kế toán cần so sánh. Tiếp theo, KTV cần tính toán giá trị hàng tồn kho bình quân của hai kỳ kế toán liên tiếp. Dựa trên công thức lấy giá trị hàng tồn kho bình quân của hai kỳ kế toán hiện tại và năm trước chia cho giá vốn hàng vốn cuả kỳ kế toán hiện tại, KTV sẽ tính toán được vòng quay hàng tồn kho của các kỳ kế toán cần so sánh. Từ đó, KTV so sánh sự chênh lệch các tỷ số này giữa các kỳ kế toán và giải thích nguyên nhân tạo nên những sự chênh lệch này, xem xét các lý do này có hợp lý hay không và tiến hành ghi nhận các biến động bất thường nếu có.

- So sánh từng khoản mục chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của kỳ này so với kỳ trước và với kế hoạch: Trước tiên, KTV cần thu thập số liệu và phân loại các chi phí trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung của kỳ này và kỳ trước. Tiếp theo, KTV sẽ đối chiếu các chênh lệch các khoản chi phí trên giữa các kỳ kế toán và tiến hành tìm ra nguyên nhân và tiếp theo là tìm hiểu nguyên nhân gây nên các biến động xem xét tính hợp lý của các lý do này. Từ đó, KTV sẽ tiến hành hoạch định các thủ tục kiểm toán phù hợp cần được thực hiện trong các bước tiếp theo.

- So sánh giá thành đơn vị kỳ này với kỳ trước, giữa thực tế với kế hoạch,

giữa các tháng (quý) trong kỳ: KTV sẽ tiến hành thu thập sô liệu giá thành đơn vị của kỳ kế toán hiện tại và kỳ kế toán trước. Từ đó, KTV sẽ xem xét biến động giữa

các kỳ kế toán. Dựa trên sự hiểu biết của bản thân về doanh nghiệp, số liệu sổ sáh cua doanh nghiệp, phỏng vấn khách hàng nếu cần thiết, KTV sẽ tiến hành ghi nhận các lý do tạo nên các biến động và xem xét tính hợp lý của chúng.

Minh họa trường hợp khách hàng Z

So sánh biến động từng loại hàng tồn kho giữa cuối năm 2020 và cuối năm 2019

KTV tiến hành thu thập số liệu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán cuối năm 2020 và 2019 và phân loại từng loại hàng tồn kho. Từ đó, KTV tiến hành so sánh (Chi tiết xem Bảng 3.17). KTV nhận thấy số dư hàng tồn kho của kỳ này giảm gần 29 tỷ đồng so với kỳ trước. Sauk hi tiến hành tìm hiểu, KTV nhận thấy guyên nhân chủ yếu là do số dư chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm mạnh hơn 38 tỷ đồng, tương ứng với hơn 94%, do trong kỳ này số lượng cho đơn đặt hàng giao gia công với đơn vị C đã được khách hàng X hoàn tất làm giảm hơn 30 tỷ đồng số dư hàng tồn kho dờ dang. Bên cạnh đó, gần 8 tỷ đồng số giảm hàng tồn kho dở dang còn lại là do một dự án giữa khách hàng X và một trường đại học đã đi vào giai đoạn hoàn tất.

So sánh biến động của tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản ngắn hạn và vòng quay hàng tồn kho giữa cuối năm 2020 và cuối năm 2019

KTV tiến hành thu thập tổng giá trị tài sản ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán cuối năm 2020 và 2019. Tiếp theo, KTV tính toán tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản ngắn hạn của cuối năm 2020 và 2019 và tiến hành đối chiéu các tỷ số này với nhau. Từ kết quả so sánh (Xem chi tiết Bảng 3.17), KTV nhận thấy sự sụp giảm của số dư hàng tồn kho nhiều hơn so với sự sụp giảm của tổng giá trị tài sản ngắn hạn đã đẫn đến tỷ trọng giữa hàng tồn kho với tài sản ngắn hạn giảm mạnh so với kỳ trước khoảng gần 7%. Bên cạnh đó, KTV cũng nhận thấy sự sụp giảm của cả giá vốn hàng tồn kho nhỏ hơn so với sự sụp giảm hàng tồn của kỳ này so với kỳ trước cũng đẫn đến vòng quay hàng tồn kho tăng thêm 3 ngày. Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho các kênh vận chuyển hàng hóa của

khách hàng G gặp khó khăn cũng như nhu cầu mua hàng của các đối tác chính của khách hàng Z hạn chế lại.

Bảng 3. 17: Phân tích biến động các loại hàng tồn kho, tỷ trong hàng tồn kho trên tổng tài sản ngắn hạn và vòng quay hàng tồn kho gữa cuối năm 2020 với năm 2019 – Khách hàng Z (Đơn vị: triệu VND)

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Chênh lệch %

Hàng mua

đang đi đường 5,068 2,504 +2,563 +102.36%

Nguyên liệu, vật liệu 287 171 +116 +67.95% Công cụ, dụng cụ - - - - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 2,424 40,475 -38,050 -94.01% Thành phẩm - - Hàng hóa 6,445 +6,445 +100.00% Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - Cộng hàng tồn kho 14,225 43,150 -28,924 -67.03% Tài sản ngắn hạn 426,713 430,407 -3,693 -0.86% Tỷ trọng hàng tồn kho/Tài sản ngắn hạn (%) 3.33% 10.03% -6.69%

Giá vốn hàng tồn kho 272,461 285,813 -13,352 -4.67% Giá trị hàng tồn kho bình quân 28,688 43,150 -14,462 -34% Vòng quay hàng tồn kho (ngày) 9 7 +3

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w