Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 81 - 85)

6. cục Bố luận văn

3.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

3.2.2.4. Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán giá vốn hàng bán

bán

Thực hiện thủ tục phân tích giá vốn hàng bán thường được thực hiện kết hợp với phần số liệu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và hàng tồn kho. Đây cũng là một trong những phần hành được chú trọng thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán tại A&C. Các phương pháp phân tích so sánh mà KTV thường dùng trong phần hành này là phương pháp phân tích và phương pháp phân tích xu hướng và phân tích tỷ số. Các bước thủ tục phân tích mà KTV thực hiện ở khoản mục này bao gồm:

- Đối chiếu các biến động của từng loại giá vốn: KTV sẽ tiến hành phân loại

các loại giá vốn hàng bán từ báo cáo kết quả kinh doanh của hai kỳ kế toán liên tiếp. Khi thực hiện so sánh, KTV cần tiến hành thu thập thêm số liệu doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như tỷ lệ lãi gộp của từng loại giá vốn hàng bán. Trước đó, KTV sẽ tiến hành tính toán ra số liệu biến động giữa hai kỳ và tỷ lệ biến động trên số liệu kỳ trước cũng các loại giá vốn hàng bán, doanh thu và tỷ lệ lãi gộp tương ứng. Từ cơ sở là kết quả của việc thực hiện trên kết hợp với thông tin tự tìm hiểu, các thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin chung của ngành, KTV sẽ đánh giá và đưa ra các kết luận phù hợp. Kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục phân tích này ở WP IB1 của phần hành giá vốn hàng tồn kho

- So sánh giá vốn, tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, dịch vụ giữa các quý

(tháng) với nhau: KTV sẽ tiến hành đưa các số liệu là giá vốn, tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, dịch vụ lên bảng tính Excel theo từng tháng (quý) kế toán trong năm đang thực hiện kiểm toán và tiến hành xem xét các biến động giữa các quý (tháng) và tìm ra các biến động lớn, bất thường so với các quý (tháng) còn lại trong năm. Để phát hiện ra những biến động bất thường, KTV thường sẽ dựa vào những biến động của kỳ kế toán liền trước cũng như các thông tin tài chính và phi tài chính khác như suy thoái kinh tế, sự bùng nổ dịch bệnh, các biến động về chính trị, xã hội tại các nước sở tại, … Sau đó, kiểm toán viên phải tiến hành tìm hiểu và giải thích nguyên nhân cho các bất thường này. Để làm được điều này, kiểm toán viên có thể tìm hiểu cá nhân qua quá trình đọc lướt sổ sách, phỏng vấn khách hàng, các thông tin được cung cấp một chính thống, … Kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục phân tích này ở WP IB1.1 của phần hành giá vốn hàng tồn kho.

- So sánh biến động về giá trị và tỷ lệ biến động của các khoản mục phí trong Báo cáo giá vốn hàng bán giữa kỳ này với kỳ trước: Kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục phân tích này ở WP IB1.2 của phần hành giá vốn hàng tồn kho. KTV sẽ tiến hành chuyển số liệu từ Báo cáo giá vốn hàng bán của kỳ kế toán đang được kiểm và kỳ liền trước. Sau đó, KTV tiến hành tính toán tỷ lệ biến động của các khoản mục trên. Từ đây, kết hợp với các thông tin khác có được do tìm hiểu qua đọc lướt sổ sách của doanh nghiệp, phỏng vấn đại diện của doanh nghiệp, … KTV sẽ tiến hành đưa ra các nguyên nhân giải thích các chênh lệch bất thường.

Đối chiếu các biến động của từng loại giá vốn

KTV tiến hành phân loại các số liệu doanh thu, giá vốn, lãi gộp từ báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng Z và tiến hành tìm ra các chênh lệch giữa năm 2020 và 2019. Từ đố, KTV tiến hành so sánh

Bảng 3. 14. Bảng phân tích các biến động của từng loại giá vốn – Khách hàng Z (Đơn vị: triệu VND)

Năm

2020 Doanh thu Giá vốn Lãi/Lỗ gộp

Tỷ lệ lãi gộp (%) Hàng hóa 114,874 111,305 3,569 3.11% Thành phẩm 455,957 434,423 21,534 4.72% Dịch vụ 17,653 15,498 2,155 12.21% Cộng 588,486 561,227 27,258 4.63% Năm

2019 Doanh thu Giá vốn Lãi/Lỗ gộp

Tỷ lệ lãi gộp (%) Hàng hóa 130,556 129,863 692 0.53% Thành phẩm 467,623 436,522 31,101 6.65% Dịch vụ 6,000 6,000 - 0.00% Cộng 604,180 572,386 31,794 5.26% Biến

động Doanh thu Giá vốn Lãi/Lỗ gộp

Tỷ lệ lãi gộp (%)

Hàng

Thành

phẩm (11,666) (2,098) (9,567) (1.93%)

Dịch vụ 11,653 9,498 2,155 12.21%

Cộng (15,694) (11,158) (4,535) (0.63%)

Bảng 3. 15. Bảng phân tích tỷ lệ biến động của cuối năm 2020 so với kỳ trước – Khách hàng Z

Chỉ tiêu Doanh thu Giá vốn Lãi/Lỗ gộp

Hàng hóa -12% -14% -415%

Thành phẩm -2% -0.5% -31%

Dịch vụ +194% +158% +100%

Cộng -3% -2% -14%

Sau khi tiến hành phân tích và so sánh, kiểm toán viên nhận định rẳng nhìn chung so với kỳ trước, giá vốn hàng bán kỳ hầu hết các loại trong năm 2020 của khách hàng Z có sự sụp giảm lần lượt là 14% và 0.5%, ngoại trừ giá vốn dịch vụ có tăng thêm 158% so với năm trước. Kết quả của thủ tục phân tích cũng cho thấy doanh thu và lãi gộp của hàng bán, và thành phẩm của khách hàng cũng có chiều hướng biến động tương tự. Sau khi tìm hiểu, kiểm toán viên đã tìm ra được nguyên nhân giải thích cho sự biến động trên, cụ thể

Tỷ lệ lãi gộp của doanh thu bán hàng hóa của khách hàng Z kỳ này không cao do chủ yếu có những đơn đặt hàng bán hàng hóa và máy móc cho công ty mẹ với giá trị thấp.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, số lương đơn đặt hàng cũng như số lượng thành phẩm trong mỗi đơn đặt hàng cũng giảm đáng kể, hơn 9.5 tỷ tương đương với 1.93% so với trong năm 2019.

Tuy nhiên, do khách hàng Z cũng vừa hoàn thiện hai dự án và hai dự án này đều mang lại lợi nhuận đáng kể nên giá vốn của dịch vụ và lãi gộp ở phân khúc này tăng mạnh so với cùng kỳ trước, tăng gần 9.5 tỷ đồng tương ứng với 158% với giá vốn, và hơn 2.1 tỷ đồng tương ứng với 100% so với trong năm 2019.

So sánh giá vốn, tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, dịch vụ giữa các tháng với nhau trong năm 2020

KTV sẽ tiến hành phân loại giá vốn ra thành giá vốn hàng bán, Doanh thu và giá vốn thành phẩm biến động tỷ lệ thuận với nhau, riêng tháng 11 doanh thu và giá vốn thấp nhất. Theo tìm hiểu của KTV, do trong thời điểm này lượng container thiếu hụt, chính vì vậy việc xuất hàng đi xuất khẩu tương đối khó khăn từ đó khiến doanh thu sụt giảm mạnh trong tháng này. Chi tiết bảng xem phụ lục số 17. KTV cũng nhận thấy doanh thu và giá vốn hàng hóa phụ thuộc vào nhu cầu đặt hàng của khách nên không phát sinh đều qua các tháng. Doanh thu và giá vốn hoạt động khác của khách hàng Z là từ việc cho thuê xưởng và cung cấp dịch vụ, thực hiện dự án công trình. Tỷ lệ lãi gộp thành phẩm cao đạt 4.72% trong khi tỷ lệ lãi gộp do bán hàng hóa đạt tỷ lệ thấp. Tỷ lệ lãi gộp dịch vụ tăng 12.73%, nguyên nhân tìm hiểu được là do tháng 12 đơn vị đã hoàn tất 2 dự án, và 2 dự án này đều có lãi, chính vì vậy tỷ lệ lãi gộp của dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ Bảng biểu cũng cho thấy tỷ lệ lãi gộp biến động không đều giữa các tháng. Nguyên nhân là do nhu cầu đặt hàng của khách hàng không đều theo từng tháng cũng như giá bán cạnh tranh.

Một phần của tài liệu ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CƠNG TY TNHH KIỂM TỐN VÀ TƯ VẤN A&C (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w