Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển công ty sữa đậu nành việt nam vinasoy (Trang 46 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê so sánh, phân tích, tổng hợp

Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu nộiphân tích so sánh các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính Công ty từ 5 năm gần nhất.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Phỏng vấn ý kiến các chuyên gia có sự am hiểu về công ty và các sản phẩm, ngành hoạt động của công ty.

Số lƣợng nhân viên của Công ty vào năm 2015 là 1.200 cán bộ nhân viên, Số lƣợng mẫu phỏng vấn dự kiến nhƣ sau:

+ Ban Giám đốc 5 ngƣời gồm 1 Giám đốc điều hành, 1 Phó Giám đốc, 1 Giám đốc Nhà máy, 2 Giám đốc các Khối Thƣơng mại và Cung ứng);

+ Khối thƣơng mại: 2 ngƣời: Trƣởng phòng Marketing và Trƣởng phòng bán hàng

+ Khối Nhân sự: 1 Giám đốc khối nhân sự + Khối Cung ứng: 1 Trƣởng phòng Logisti

 Cách thức thu thập thông tin: sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn thông qua các phiếu. Ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn các đáp án bằng cách khoanh tròn vào phiếu khảo sát.

Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế nhƣ sau: - Thiết kế bảng hỏi có trọng số cho điểm.

- Thiết lập 15 yếu tố bên ngoài, bên trong mà có ảnh hƣởng đến hình thành chiến lƣợc và giải pháp thực hiện chiến lƣợc nhƣ sự ổn định chính trị, môi trƣờng đầu tƣ, chính sách bảo vệ môi trƣờng, lãi suất ngân hàng, thu nhập của ngƣời tiêu dùng, uy tín thƣơng hiệu, văn hóa doanh nghiệp, bí quyết công nghệ sản xuất…

- Thiết lập 4 mức độ khác khau khi đánh giá về mức phản ứng và mức quan trọng. Mức phản ứng cho điểm từ 1 đến 4 để đánh giá mức phản ứng từ ít phản ứng (1 điểm) đến phản ứng tốt (4 điểm). Mức quan trọng

cho điểm từ 1 đến 5 để đánh giá mức quan trọng từ không quan trọng (1 điểm) đến quan trọng (5 điểm)

- Ngƣời đƣợc phỏng vấn lựa chọn khoanh vào điểm và hoàn thành phiếu.

 Cách thức xử lý thông tin: dùng phần mềm Excel để tính toán các câu hỏi.

- Cộng số điểm của các phiếu đánh giá từng yếu tố

- Chia cho tổng số điểm đạt đƣợc của 15 yếu tố để đánh giá mức quan trọng của yếu tố;

- Đối với mức phản ứng dựa trên số điểm có yếu tố gia quyền (trung bình cộng).

- Mức phản ứng là trọng số nhân với mức quan trọng của các yếu tố, ta đƣợc điểm của từng yếu tố.

- Cộng điểm của tất cả các yếu tố ta đƣợc tổng điểm của doanh nghiệp.

2.2.3. Phương pháp ma trận các yếu tố

2.2.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

Tổng hợp và đánh giá các yếu tố bên ngoài có ảnh hƣởng đến doanh nghiệp và thiết lập các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, công nghệ, môi trƣờng ngành, đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Ma trận các yếu tố bên ngoài đƣợc thực hiện theo các bƣớc cơ bản nhƣ sau: - Bƣớc 1: Thiết lập danh sách các yếu tố có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khoảng 15 yếu tố;

- Bƣớc 2: Đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố theo thang điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng điểm các yếu tố bằng 1,0. Mức độ quan trọng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề của doanh nghiệp;

- Bƣớc 3: Thực hiện chấm điểm từ 1 đến 4 thể hiện mức độ phản ứng tăng dần của Vinasoy đối với các yếu tố bên ngoài.

- Bƣớc 5: Xác định tổng điểm bình quân của các yếu tố của Vinasoy về tầm quan trọng của các yếu tố.

Tổng điểm bình quân nằm trong khoảng từ 1 đến 4, điểm bình quân là 2,5. Nếu điểm càng cao cho thấy Ban Lãnh đạo doanh nghiệp có phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài và điểm càng thấp cho thấy doanh nghiệp phản ứng kém với các yếu tố.

2.2.3.2. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

Các yếu tố bên trong gồm các yếu tố về tài chính, marketing, bán hàng, phân phối, nhân sự, năng lực bán hàng, cơ sở hạ tầng…của Vinasoy. Đánh giá các yếu tố trên nhằm đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu thực hiện chiến lƣợc. Cách thức thực hiện nhƣ sau:

- Bƣớc 1: Thiết lập danh sách các yếu tố có yếu tố quyết định đến phân tích nội bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả điểm mạnh và điểm yếu, khoảng 15 yếu tố;

- Bƣớc 2: Đánh giá mức độ quan trọng của yếu tố theo thang điểm từ 0,0 đến 1,0 và tổng điểm các yếu tố bằng 1,0. Mức độ quan trọng phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và ngành nghề của doanh nghiệp;

- Bƣớc 3: Thực hiện chấm điểm từ 1 đến 4 thể hiện mức độ yếu – mạnh tăng dần của Vinasoy;

- Bƣớc 4: Xác định tổng điểm quan trọng của các yếu tố;

- Bƣớc 5: Xác định tổng điểm bình quân của các yếu tố của Vinasoy về điểm mạnh của các yếu tố.

Tổng điểm bình quân nằm trong khoảng từ 1 đến 4, điểm bình quân là 2,5. Nếu điểm càng cao cho thấy Vinasoy có những điểm mạnh của các yếu tố bên trong và điểm càng thấp cho thấy doanh nghiệp có nhiều điểm yếu.

Căn cứ vào các yếu tố của hai ma trận EFE và IFE ta thiết lập các yếu tố cạnh tranh so với các đối thủ trực tiếp của Vinasoy hiện tại trên thị trƣờng. Các bƣớc thực hiện nhƣ sau :

- Bƣớc 1: Lập danh sách khoảng 15 yếu tố có ảnh hƣởng đến mức cạnh tranh của Vinasoy và các đối thủ;

- Bƣớc 2: Phỏng vấn các chuyên gia đánh giá yếu tố từ không quan trọng (0) đến rất quan trọng (1);

- Bƣớc 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố về mức quan trọng của yếu tố từ 1 đến 4;

- Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng với trọng số của yếu tố ta đƣợc điểm số của các yếu tố;

- Bƣớc 5: Cộng điểm số các yếu tố cho từng doanh nghiêp ta đƣợc điểm và so sánh các tổng điểm với nhau.

So sánh các điểm để đánh giá tính cạnh tranh của các doanh nghiệp.

2.2.4. Phương pháp sử dụng ma trận SWOT

Để hình thành nên các chiến lƣợc cho công ty sử dụng ma trận SWOT. Ma trận SWOT gồm 9 ô. Trong đó, có 4 ô chứa đựng các yếu tố môi trƣờng điểm mạnh, điểm yếu- cơ hội và đe dọa, 4 ô chiến lƣợc và 1 ô để trống. Bốn ô chiến lƣợc đƣợc gọi là SO, ST, WO, và WT đƣợc phát triển sau khi đã hoàn thành 4 ô chứa đựng các yếu tố môi trƣờng, gọi là S, W, O, và T.

Bảng 2.1: Ma trận SWOT (Ô để trống) CƠ HỘI – O 1) 2) 3) 4) ……… THÁCH THỨC - T 1) 2) 3) 4) ………. ĐIỂM MẠNH – S 1) 2) 3) 4) ……… CÁC CHIẾN LƢỢC S-O - Sử dụng những điểm mạnh để tận dụng tốt các cơ hội. CÁC CHIẾN LƢỢC W-O - Tận dụng những điểm mạnh để vƣợt qua các bất trắc. ĐIỂM YẾU – W 1) 2) 3) 4) ……… CÁC CHIẾN LƢỢC S-T - Hạn chế các điểm yếu để tận dụng các cơ hội. CÁC CHIẾN LƢỢC W-T

- Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi các đe dọa.

Để lập một ma trận SWOT cần làm các bƣớc:

- Liệt kê và điền các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty vào ô S; - Liệt kê và điền các điểm yếu bên trong công ty vào ô W;

- Liệt kê và điền các cơ hội lớn bên ngoài công ty vào ô O;

- Liệt kê và điền các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty vào ô T; - Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc S-O vào ô thích hợp;

- Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc W-O;

- Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc S-T;

- Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của chiến lƣợc W-T.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển công ty sữa đậu nành việt nam vinasoy (Trang 46 - 51)