1.3.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài
Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến sự ra đời và thực hiện DA đầu tư. Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như các điều kiện về kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường xã hội, văn hóa, các điều kiện về tự nhiên có thể ảnh hưởng triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả DA.
a. Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng đến ý tưởng đầu tư và chi phối hoạt động của các DA, tạo thuận lợi hoặc gây cản trở quá trình thực hiện dự án. Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi không những tạo điều kiện cho các DA ra đời, hoạt động có hiệu quả mà trong một chừng mực nhất định có thể làm xuất hiện những ý tưởng đầu tư. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lập và quản lý DAĐT. Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có thể có rất nhiều, tuy nhiên các nhà đầu tư cần lưu ý khi tiến hành đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô với các vấn đề căn bản sau:
- Tốc độ tăng trưởng:
Đây là môt trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản mà các nhà đầu tư cần quan tâm. Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và phát triển của một ngành, một lĩnh vực và sau đó là kết quả đầu tư của một dư án cụ thể.
- Lãi suất:
Lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và sau đó là hiệu quả đầu tư. Nếu lãi suất cao hơn, sẽ có ít dự án hơn thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả khi đánh giá cơ hội đầu tư và ngược lại lãi suất thấp hơn thì chi phí sử dụng vốn sẽ nhỏ hơn và nhiều dự án thỏa mãn tiêu chuẩn hiểu quả:
- Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng lớn đến sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có thể ảnh hưởng đến ý định và hành động của nhà đâu tư. Lạm phát có thể là rủi ro tiểm tàng làm suy giảm hiểu quả đầu tư.
- Tình hình ngoại thương và các định chế có liên quan:
Chính sách thuế, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại quốc tế… Nhưng vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với dự án sản xuất hàng xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, máy móc. Chẳng hạn, chính sách duy trị đồng nội tệ ở mức quá cao có thể sẽ không khuyến khích các dự án sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước.
- Tình hình thâm hụt ngân sách:
Thâm hụt ngân sách ở mức cao có thể dẫn đến chính phủ phải đi vay nhiều hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế sau đó là chi phí vốn và hiệu quả đầu tư.
- Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước:
Cần phải nghiên cứu cơ cấu tổ chức hệ thống kinh tế theo ngành, theo quan hệ hữu cơ, theo vùng lãnh thổ để làm cơ sở đánh giá trình độ và lới thế so sánh của dự án đầu tư. Trong một chừng mực nhất định, khía cạnh này có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của một dự án đầu tư.
Nghiên cứu các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước trong từng giai đoạn có thể ảnh hưởng đến tình hình và triển vọng đâu tư: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, quan điểm về cải cách kinh tế.
b. Môi trường pháp lý.
Sự ảnh hưởng về chính trị cũng như đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo phát triển thế giới 2005 có tiêu đề “Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người” thì mức độ tin tưởng của doanh nghiệp vào tương lai – kể cả độ tin cậy trong chính sách của nhà nước – sẽ quyết định việc doanh nghiệp có đầu tư hay không và sẽ đầu tư như thế nào. Theo đánh giá việc nâng cao khả năng tiên liệu chính sách có thể làm tăng khả năng thu hút đấu tư mới lên hơn 30%.
Trong quá trình lập dự án, bên cạnh việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống các yếu tố về thể chế, luật pháp, các quy định của nhà nước, các chính sách của Chính phủ liên quan đến hoạt động đầu tư (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, chính sách thuế, chính sách đất đai, …), cần phải nghiên cứu thỏa đáng các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của DA.
Trước đây công tác quản lý đầu tư xây dựng được thực hiện theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP, sau khi Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực thị thực hiện theo (Nghị định 16/2005/NĐ-CP và cho đến nay áp dụng Nghị định số 59/2014/NĐ-CP) về công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình. Qua các thời kỳ, các quy định ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm mục đích thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với ĐTXD công trình, tạo điều kiện tốt hơn cho công tác ĐTXD, ngày càng gắn trách nhiệm của chủ đầu tư đối với công trình, đồng thời chủ đầu tư có nhiều quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm hơn đối với công trình của mình. Trên thực tế đây là hình thức phân cấp mạnh của Nhà nước đối với các chủ đầu tư, từ đó gắn trách nhiệm cụ thể đối với các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư sẽ được tự mình tổ chức thực
hiện dự án, trên cơ sở các nguồn lực của mình để hoàn thành dự án theo đúng mục đích đã được phê duyệt.
c. Môi trường văn hóa xã hội
Nội dung nghiên cứu và mức độ nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư của từng dự án. Có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, tính chất và mục tiêu của mỗi dự án cụ thể.
Đối với sản xuất công nghiệp thì nội dung nghiên cứu về tập quán tiêu dùng, quy mô dân số, về kết cấu hạ tầng, về sức mua sản phẩm mà dự án cung cấp sẽ được chú trọng. Trong khi đối với các DA phúc lợi XH thì các thông số như: mật độ dân số, chất lượng dân số, cơ cấu dân số là các chỉ tiêu đặc trưng.
d. Môi trường tự nhiên.
Tùy từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới các mức độ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi công cuộc đầu tư cụ thể. Chẳng hạn đối với những dự án công nghiệp hoặc xây dựng thì các yếu tố về điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng được nghiên cứu nhằm để lựa chọn các giải pháp xây dựng, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động, bảo quản sản phẩm.
1.3.2 Các yếu tố môi trường bên trong
a. Quy mô của dự án:
Quy mô của dự án ảnh hưởng tới công tác quản lý dự án bao gồm: Vốn, vật tư, lao động, thời gian thực hiện.
Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư xây dựng, khi nguồn vốn đầu tư được xác định sẽ là một thuận lợi lớn cho công tác quản lý ĐTXD cơ bản, nó là một yếu tố quan trọng làm cho tiến độ dự án được luôn đảm bảo.
Về yếu tố lao động và thời gian thực hiện dự án: Khi dự án có số lượng lao động lớn, thời gian kéo dài thì công tác QLDA sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi cần nhiều nguồn lực hơn để thực hiện dự án.
b. Kỹ thuật - công nghệ của DA:
Trong một số dự án ĐTXD có những dự án có mức độ tinh vi, yêu cầu kỹ thuật cao phức tạp đòi hỏi cần có nhiều nguồn lực để hoàn thành mục tiêu của dự án.
c. Công tác quản lý:
Yếu tố này bao gồm: Con người, hệ thống và các kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện công tác quản lý dự án.
Để triển khai dự án, các chủ đầu tư thường thành lập các Ban QLDA hoặc các tổ chức QLDA với số lượng lao động phù hợp với quy mô của dự án, nhân sự trong các Ban dự án đòi hỏi phải có những trình độ nhất định đáp ứng yêu cầu của công tác QLDA bao gồm: Kỹ thuật chuyên ngành, quản trị các chuyên ngành tài chính, kế hoạch, đầu tư…theo quy định hiện hành. Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng, trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban QLDA thì Giám đốc quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý DA và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Đối với Giám đốc tư vấn QLDA sẽ được phân theo hạng và phải đạt các tiêu chí cụ thể của Nghị định.
Về kinh nghiệm trong công tác QLDA: đây là điều hết sức quan trọng trong một Ban QLDA, với các cán bộ làm công tác dự án có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp dự án triển khai nhanh, đồng bộ, tuân thủ các quy định của pháp luật.