Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 38 - 42)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin

2.2.1 Phương pháp phân tích thống kê

Thống kê là khoa học về các phương pháp thu nhập, tổ chức, trình bày, xử lý và phân tích dữ liệu nhằm mục đích nghiên cứu các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật… mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt lượng và chất, thống kê là thông qua xử lý về số lượng mà biết được toàn bộ bản chất của vấn đề. Thống kê được chia thành hai lĩnh vực:

- Thống kê miêu tả: Bao gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày về số liệu, tính toán các đặc trưng đo lường.

- Thống kê suy diễn: Bao gồm các phương pháp phân tích, kiểm định và dự đoán.

Xem xét các mặt, các hoạt động, các qua trình quản lý ĐTXDCB trong hệ thống đầu tư xây dựng của Tập đoàn điện lực Việt Nam mối quan hệ biện chứng với công tác quản lý đầu tư xây dựng nói chung.

Luận văn thực hiện phương pháp này như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các số liệu đặc trưng khác nhau của các nội dung nghiên cứu về quản lý dự án ĐTXDCB.

Bước 2: Phân tích mối liên hệ giữa các số liệu thu thập với các câu hỏi trong qua trình nghiên cứu về công tác quản lý ĐTXDCB trong trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La.

Bước 3: Dự đoán, đưa ra các kết luận trên cơ sở kết quả phân tích, dựa vào phân tích ở trên tác giả đưa ra các kết luận mang tính khái quát cho cả giai đoạn.

2.2.2 Phƣơng pháp so sánh tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp này để: Đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trong các nghiên cứu về vấn đề, thấy được tổng quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ sâu sắc hơn, quá trình đánh giá, nhìn nhận trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, từ đó giúp cho người tiếp nhận thong tin có thể định lượng được thông tin một cách tối đa nhất, điều này nhằm khắc phục những khoảng cách, sai số trong việc đánh giá các thông tin mang tính định tính.

Để phương pháp này phát huy hết tính chính xác và khoa học, trong quá trình phân tích cần thực hiện đầy đủ 3 bước sau:

Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh.

Nội dung được so sánh phải là những nội dung liên quan, có ảnh hưởng hay có mối liên hệ với vấn đề cần phân tích.

Bước 2: Xác định phạm vi, số gốc so sánh.

Phạm vi so sánh được tiến hành trong hệ thống đầu tư XDCB trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La giai đoạn 2005-2018. Số gốc so sánh được xác định tùy theo nội dung so sánh, chủ yếu là số liệu so sánh năm 2012 và 2016. Khi phân tích mức độ biến động, tốc độ tăng trưởng cả các chỉ tiêu: chỉ số gốc để so sánh được lấy là chỉ tiêu ở kỳ trước đó.

Bước 3: Xác định điều kiện so sánh.

Đảm bảo thống nhất về nội dung chỉ tiêu, đảm bảo thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tuyệt đối, có những chỉ tiêu được thực hiện so sánh tương đối, đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

Bước 4: Xác định mục đích so sánh

Mỗi số liệu của Ban QLDA có thể dung cho nhiều mục đích khác nhau. Việc xác định mục đích so sánh để làm gì sẽ giúp luạn văn tập trung phân tích và làm sang tỏ vấn đề cần nghiên cứu.

Bước 5: Thực hiện và trình bày kết quả so sánh.

Kết quả so sánh giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá, làm cơ sở cho những khuyến nghi đối với các cấp có thẩm quyền để nâng cao hiểu quả công tác quản lý vốn ĐTXDCB trong Ban QLDA NM thủy điện Sơn La.

2.2.3 Phương pháp phân tích chi tiết

Là phương pháp chia nhỏ các hiện tượng để phân tích sâu và hiểu được bản chất của hiện tượng, quá trình thực hiện dự án. Phương pháp phân tích chi tiết được phân loại như sau - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành.

- Chi tiết theo thời gian.

- Chi tiết theo địa điểm.

Nhận xét: Phương pháp phân tích chi tiết cho phép đánh giá những tác động riêng biệt của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.

Phương pháp này cho phép tìm kiếm nguyên nhân của vấn đề cần xem xét. *) Các dữ liệu phục vụ phân tích.

Là toàn bộ các dữ liệu ở cả trong suốt các khâu của của công tác quản lý dự án tại Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La. Các dữ liệu sẽ phải được thu thập ở các dạng dưới đây:

Dữ liệu theo thời gian: dùng để đánh giá cho một quá trình thực hiện của Ban QLDA.

Dữ liệu thực tế và dữ liệu kế hoạch: dùng để đánh giá, xem xét mức độ thực hiện kế hoạch so với thực tế của Ban QLDA là như thế nào.

Để phục vụ phân tích Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La, tác giả phân tích dự án ĐTXD đã thực hiện ở Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La từ năm 2005 đến năm 2018.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)