CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban QLDA máy
3.2.2 Thực trạng công tác đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2005 – 2018 (Gia
đoạn thực hiện dự án).
Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Sơn La và Lai Châu do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư; Ban QLDA NM thủy điện Sơn La được giao quản lý 2 dự án nói trên. Dự án thủy điện Sơn La và Lai Châu là 2 công trình
trọng điểm quốc gia nên được Chính phủ ban hành cơ chế đặc thù riêng. Do tính chất tương đồng về cơ chế, chính sách, về kỹ thuật, công nghệ … nên tác giả chỉ lấy số liệu minh chứng qua công trình thủy điện Lai Châu.
Dự án thủy điện Sơn La và Lai Châu bao gồm 3 dự án thành phần: Dự án xây dựng công trình thủy điện; Dự án di dân, tái định cư; Dự án Giao thông tránh ngập. Thủy điện Sơn La được khởi công năm 2005, khánh thành nhà máy năm 2012, vượt tiến độ 3 năm. Thủy điện Lai Châu được khởi công năm 2011, nhà máy đi vào vận hành cuối năm 2016, vượt tiến độ 1 năm so với kế hoạch.
Công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu được thực hiện theo cơ chế đặc thù (cơ chế chỉ định thầu). Tổ hợp các nhà thầu xây lắp chính, cung cấp vật tư, thiết bị lắp đặt (trong nước thực hiện chế tạo được), tư vấn thiết kế chính được Chủ đầu tư lựa chọn ký kết hợp đồng thông qua hình thức chỉ định thầu. Đấu thầu quốc tế đối với các gói cung cấp, vật tư, thiết bị (trong nước chưa chế tạo được), đấu thầu rộng rãi trong nước với các gói xây lắp đường ngoài công trường phục vụ thi công công trình, gói đường giao thông tránh ngập, gói tư vấn giám sát, gói tư vấn lập hồ sơ mời thầu cho các gói thầu ngoài gói thầu xây lắp chính theo đánh giá của các bộ ngành có liên quan đều là những nhà thầu có đủ kinh nghiệm và có năng lực thi công công trình thủy điện với quy mô lớn và công nghệ phức tạp trên lãnh thổ Việt Nam.
Qua phụ lục 1 kế hoạch đấu thầu ta thấy các gói chỉ định thầu giá trị khoảng 10.087 tỷ đồng, các gói đấu thầu giá trị khoảng 5.771 tỷ đồng. Như vậy tỷ trọng gói chỉ định thầu so với đấu thầu là rất lớn.
*. Ưu điểm chỉ định thầu
Chỉ định thầu sẽ rút ngắn thời gian triển khai dự án. Do không mất thời gian cho công tác lập hồ sơ mời thầu, công tác đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt, thương thảo hợp đồng … Nên cho phép chỉ định thầu ở khu vực vùng sâu, vùng xa, dự án đặc thù, dự án đầu tư thiết bị công nghệ cao… thuộc diện ít có nhà thầu đủ khả năng thực hiện.
*. Nhược điểm chỉ định thầu
Việc lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức chỉ định thầu mang lại hiệu quả kinh tế không cao, trong khi tỷ lệ tiết kiệm luôn ở mức thấp.
Tuy nhiên, thực hiện chỉ định thầu trong điều kiện vẫn đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tránh thất thoát là vấn đề không dễ giải quyết.
Việc lựa chọn các nhà thầu:
Đối với hình thức chỉ định thầu theo văn bản số 958/TTg-KTN ngày 08/6/2010 của Thủ Tướng chính phủ gồm: Tư vấn thiết kế Công ty CP xây dựng Điện I; Tổ hợp nhà thầu do TCT Sông Đà làm tổng thầu, các nhà thầu thành viên: Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng(Licogi); Tổng công ty Xây Dựng Trường Sơn. Các nhà thầu tham gia cung cấp thiết bị cơ khí thủy công gồm: Viện nghiên cứu cơ khí(NARIME), Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, Tổng công ty cơ điện Xây dựng nông nghiệp và thủy lợi, Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung, Trung tâm thí nghiệm Điện 1.
Đối với hình thức đấu thầu của dự án được áp dụng theo các quy định của Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội khóa 11 nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2013 và nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015, về quản lý chi phí ĐTXD công trình.
a. Công tác tuyển chọn tư vấn:
Công tác khảo sát, thiết kế, xác định tổng dự toán công trình, thẩm định thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình… (công tác Tư vấn đầu tư): Công ty CP tư vấn Xây dựng Điện 1 là tư vấn chính được chỉ định thầu cho các công tác lập dự án đầu tư, lập TKKT-TDT, TKBVTC-DT… của dự án, dự án nhà máy thủy điện Lai Châu ngoài Tư vấn chính còn có các thầu tư vấn phụ là tư vấn nước ngoài
HPI (Nga) và COLENCO (Thụy sỹ), khối lượng công việc của đơn vị Tư vấn trong hợp đồng này là: Khảo sát địa hình, địa chất lấy số liệu để lập TKKT-TDT cho dự án (Nội dung TKKT bao gồm: Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở; các giải pháp kết cấu công trình; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Đánh giá mức độ an toàn công trình, môi trường và phòng cháy chữa cháy; Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ). Đây là bước quan trọng để triển khai TKBVTC phục vụ công tác thi công của các hạng mục trong dự án. Đối với các hạng mục công trình khác, Ban QLDA đều phải tiến hành lựa chọn đơn vị Tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai công tác khảo sát, lập TKBVTC-DT, HSMT của từng hạng mục công trình, việc lựa chọn đơn vị Tư vấn phải được tuân thủ theo các quy định trong Luật Đấu thầu đã được ban hành. Các tiêu chí phổ biến để lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn thiết kế bao gồm: Đã từng thiết kế ít nhất 03 công trình tương tự, có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên chuyên ngành đáp ứng yêu cầu của hạng mục công trình, và các tiêu chí khác.
b. Công tác tuyển chọn NT thi công xây dựng công trình:
Ngoài các gói được chỉ định thầu theo văn bản số 958/TTg-KTN ngày 08/6/2010 của Thủ Tướng chính phủ thì theo KHĐT đã được phê duyệt, Ban QLDA phê duyệt TKBVTC-DT, HSMT; sau đó tiến hành đăng báo để mời các đơn vị có đủ năng lực tham dự mua HSMT để nghiên cứu và làm HSDT, trên cơ sở các tiêu chí đã được nêu trong HSMT, Tổ chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá HSDT của các nhà thầu tham dự và chọn được nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào thương thảo hợp đồng, nếu thương thảo hợp đồng không thành công sẽ tiến hành mời nhà thầu tiếp theo vào thương thảo. Nhà thầu trúng thầu phải đạt các yêu cầu sau: Đáp ứng điều kiện tiên quyết trong HSMT (Năng lực kinh nghiệm, tài chính, nhân sự, máy móc thiết bị …); Được đánh giá là đạt về yêu cầu kỹ thuật (hoặc có tổng số điểm kỹ thuật đạt theo yêu cầu của HSMT); Có giá đánh giá (giá sau khi hiệu chỉnh lỗi số học, các sai lệch…) là thấp nhất; Giá trúng thầu không được vượt giá gói thầu đã được phê duyệt.
Đối với gói thầu số 1XL(chỉ định thầu): Thi công xây dựng công trình chính công tác giám sát thi công do Ban QLDA trực tiếp giám sát.
Đối với các gói đấu thầu rộng rãi trong nước và quốc tế: Ban QLDA tiến hành chọn đơn vị Tư vấn để thực hiện công tác giám sát quá trình thi công của nhà thầu xây dựng. Công tác giám sát thi công thuộc loại công việc Tư vấn nên việc lựa chọn nhà thầu thường theo kinh nghiệm (Số năm, số công trình đã giám sát, số lượng lao động…) của đơn vị tư vấn. Trong quá trình thực hiện QLDA đầu tư, công tác giám sát thi công là hết sức quan trọng, Tư vấn giám sát sẽ thay mặt Chủ đầu tư giám sát việc thi công của nhà thầu tuân thủ các quy định trong hợp đồng, bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, và là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong chất lượng công trình. Tuy nhiên hiện nay đã có hiện tượng tại một số dự án khác là có sự thông đồng giữa đơn vị giám sát và nhà thầu thi công, do đó trách nhiệm giám sát của Chủ đầu tư càng cần phải tập trung nhiều cho mỗi công đoạn của công trình.
d. Công tác tổ chức nghiệm thu công trình:
Việc nghiệm thu công trình thường được tổ chức tại nhiều hạng mục công trình, sau mỗi lần chuyển giai đoạn thi công, hoặc sau khi kết thúc thi công phần kín, chuyển sang giai đoạn tiếp theo (còn gọi là nghiệm thu giai đoạn), theo quy định hiện hành, việc nghiệm thu giai đoạn là bắt buộc đối với các công trình xây dựng, thành phần các đơn vị nghiệm thu bao gồm: Chủ đầu tư (đại diện là Ban QLDA); đơn vị giám sát; nhà thầu thi công, và một số đơn vị hoặc tổ chức khác: Chính quyền, người dân (nếu có)... Để có được sự đánh giá về chất lượng thi công, các bên liên quan phải dựa theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành về chất lượng công trình xây dựng và đặc biệt là các điều khoản cụ thể của bản vẽ thi công, khối lượng kèm theo hợp đồng đã ký, và sử dụng các thiết bị chuyên dùng để đánh giá chất lượng công trình xây dựng.
e. Công tác lập đơn giá công trình – dự toán:
Ban đơn giá được thành lập theo quyết định số 1592/QĐ-BCT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Công thương. Nhiệm vụ ban đơn giá là chỉ đạo và phối
hợp với cơ quan Tư vấn lập bộ định mức – đơn giá xây dựng công trình Thủy điện Lai Châu sử dụng bộ định mức dự toán xây dựng công trình thủy điện Sơn La đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) ban hành ban hành cho những công việc có yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công tương tự.
Ban đơn giá công trình do Giám đốc Ban A Sơn La làm thường trực, có tổ giúp việc Ban đơn giá là các đơn vị tư vấn, các cán bộ chuyên môn của Ban A Sơn La và đại diện các đơn vị nhà thầu thi công. Do đây là tài liệu cơ sở để tính toán giá trị thanh toán nên tiến độ ban hành và chất lượng của bộ Định mức đơn giá có ảnh hưởng rất lớn đến công tác thanh, quyết toán hợp đồng.
Về thời gian ban hành bộ Định mức – đơn giá công trình: theo dữ liệu tại Bảng 3.1 cho thấy, thời gian ban hành các bộ Định mức – đơn giá chậm hơn rất nhiều so với thời gian thi công công trình, điều này có nghĩa là những khối lượng nhà thầu thi công thì đến tháng 2 đến 3 năm sau mới có đơn giá chính thức để thanh quyết toán. Điều này dẫn đến rất khó khăn cho các nhà thầu và cả Ban QLDA trong việc quản lý chi phí của mình.
Về chất lượng của công tác lập bộ Định mức – đơn giá công trình: do đặc thù của công trình thủy điện là công trình lớn, thời gian thi công kéo dài, có nhiều công việc phức tạp nên công tác lập định mức – đơn giá là một công việc khó khăn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. Do vây, bộ Định mức – đơn giá công trình được ban hành sau khi đã được thẩm tra, xem xét của rất nhiều các cơ quan chuyên môn nên gần như không có những sai sót đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình lập, áp dụng vẫn còn một số hạn chế như: Do tại thời điểm lập định mức đơn giá, công trình hoàn thành toàn bộ công tác thi công nên có nhiều dữ liệu đầu vào theo tính toán thiết kế (như tổng khối lượng đá dăm khai thác, sử dụng; tỷ lệ đá tận dụng; tỷ lệ hao hụt cốt liệu khi sản suất…) hay do biến động lớn của giá nhiên liệu khi thi công…nên việc tính toán đơn giá chưa sát với thực tế, dẫn đến phải ban hành điều chỉnh nhiều lần.
Bảng 3.1: Tiến độ ban hành Bộ Định mức – đơn giá Công trình thủy điện Lai Châu
TTT Tên bộ Định mức đơn giá Thời gian ban hành
Chậm so với thời gian thi công
11 Bộ Định mức đơn giá năm 2010-:- 2012 10/4/2014 1-:-3 năm
12 Bộ Định mức đơn giá năm 2013 26/1/2015 1 năm
33 Bộ Định mức đơn giá năm 2014 30/3/2017 2 năm 4 Bộ Định mức đơn giá năm 2015 15/5/2017 1,5 năm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp số liệu của Ban QLDA NMTĐ Sơn La)
f. Công tác giải ngân – thanh, quyết toán giá trị:
* Công tác thanh toán
Công tác thanh toán tại Ban A Sơn La được tham gia bởi 03 bộ phận chính là các phòng quản lý về Kỹ thuật; phòng Kế hoạch và phòng Tài chính kế toán. Hiện tại, Ban chưa có quy định chính thức về quy trình thực hiện công tác thanh toán nhưng qua thực tế triển khai thanh toán cho các nhà thầu có thể mô tả quá trình thực hiện gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà thầu chuyển hồ sơ đề nghị nghiệm thu khối lượng: sau khi hoàn thành khối lượng công việc tại hiện trường, theo từng mốc thanh toán thỏa thuận trong hợp đồng, nhà thầu lập phiếu yêu cầu nghiệm thu, chuẩn bị các hồ sơ nghiệm thu theo quy định chuyển cho phòng quản lý Kỹ thuật (phòng Kỹ thuật an toàn/Vật tư thiết bị/Bồi thường giải phóng mặt bằng) Ban A Sơn La thụ lý.
Bước 2: Phòng quản lý Kỹ thuật tổ chức nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo trình tự:
- Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn phụ trách công việc nghiệm thu thanh toán các công việc xây lắp hoàn thành trong phạm vi công việc của từng tổ.
- Tổ trưởng các tổ chuyên môn phân công cho các cá nhân trong tổ phụ trách từng đợt nghiệm thu thanh toán thực hiện.
Công tác nghiệm thu khối lượng thanh toán được kết thúc sau khi qua các bước kiểm tra và có xác nhận của cán bộ nghiệm thu, tổ trưởng tổ chuyên môn, lãnh đạo phòng, lãnh đạo Ban.
Bước 3: Nhà thầu căn cứ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ tính toán giá trị đề nghị thanh toán chuyển phòng Kế hoạch thẩm tra giá trị.
Bước 4: Phòng Kế hoạch tiến hành thẩm tra giá trị đề nghị thanh toán của nhà thầu chuyển hồ sơ sang phòng Tài chính Kế toán.
Như vậy, công tác thẩm tra hồ sơ thanh toán giá trị được kết thúc ở phòng Kế hoạch sau khi qua các bước kiểm tra và có xác nhận của cán bộ trực tiếp thẩm tra, phó trưởng phòng, trưởng phòng.
Bước 5: Phòng Tài chính kế toán kiểm tra lại giá trị đề nghị thanh toán do phòng Kế hoạch chuyển theo trình tự:
- Trưởng phòng giao nhiệm vụ cho một chuyên viên trực tiếp thẩm tra lại hồ sơ thanh toán.
- Chuyên viên thẩm tra hồ sơ thanh toán giá trị được giao, sau khi hoàn thành chuyển Phó trưởng phòng phụ trách kiểm tra lại.
- Phó trưởng phòng phụ trách kiểm tra, ký xác nhận chuyển Trưởng phòng ký nháy để trình Giám đốc Ban.
Như vậy, công tác kiểm tra lại hồ sơ thanh toán giá trị được kết thúc ở phòng Tài chính kế toán sau khi qua các bước kiểm tra và có xác nhận của cán bộ trực tiếp thẩm tra, phó trưởng phòng, trưởng phòng, Giám đốc Ban.
Bước 6: Phòng Tài chính kế toán căn cứ hồ sơ thanh toán đã được Giám đốc Ban ký duyệt, lập hồ sơ vay vốn và thực hiện các thủ tục giải ngân.
*.Công tác quyết toán
Về phân công trách nhiệm và quy trình thực hiện quyết toán hợp đồng tại Ban A Sơn La cơ bản tương tự như công tác thanh toán nhưng được thực hiện chặt trẽ hơn. Có thể mô tả quá trình thực hiện quyết toán hợp đồng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà thầu chuyển hồ sơ đề nghị quyết toán khối lượng: sau khi hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng, nhà thầu chuẩn bị các hồ sơ quyết toán khối lượng theo quy định chuyển cho phòng quản lý Kỹ thuật (phòng Kỹ thuật