Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 69 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân

* Kết quả đạt đƣợc

Công tác QLDA tại Ban QLDA thủy điện Sơn La đã được thực hiện trong nhiều năm, với đội ngũ CBCNV có kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng với tổng thầu thi công có nhiều nguồn lực và kinh nghiệm trong thi công thủy điện đã làm nên thành công dự án nhà máy thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu. Nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thành và phát điện sớm 3 năm, sớm 1 năm đối với thủy điện Lai Châu so với kế hoạch được Quốc hội đề ra.

Cho đến nay tất cả các dự án do Ban thay mặt Chủ đầu tư thực hiện QLDA đều đã được các cấp có thẩm quyền từ các Bộ, ban ngành thanh kiểm tra, tuy nhiên không có sai phạm nào đáng kể, đây là một thành tích lớn trong công tác QLDA của Ban QLDA thủy điện Sơn La so với các Ban QLDA khác trong và ngoài ngành.

Các cán bộ chuyên viên của Ban QLDA đã có nhiều người trưởng thành làm công tác quản lý ở các cấp cao hơn như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Công thương... tiếp tục cống hiến cho sự phát triển đất nước.

Nhà máy thủy điện Sơn La và Lai Châu phát điện sớm hơn so với yêu cầu so với kế hoạch đề ra đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đối với công trình thủy điện Lai Châu hoàn thành sớm 1 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ mang lại giá trị làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng.

Đối với công trình Thủy điện Sơn La hoàn thành sớm 3 năm sẽ giúp cung cấp thêm khoảng 10,2 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia, làm lợi cho đất nước khoảng hơn 20.000 tỷ đồng.

* Hạn chế

- Bên cạnh những kết quả đạt được thì Ban QLDA cũng có một số mặt hạn chế cụ thể như sau:

Đối với công tác lắp đặt thiết bị đội ngũ kỹ sư của Ban QLDA, công tác chuyên môn còn hạn chế, không có nhiều kinh nghiệm trong công tác giám sát lắp đặt các hợp đồng thiết bị công nghệ, hạn chế về mặt ngoại ngữ đặc biệt là tiếng anh. Chính vì vậy Ban QLDA phải thuê Tư vấn nước ngoài phục vụ cho công tác giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.

- Công tác quản lý chất lượng công trình còn chưa hoàn thiện, việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, giám sát chất lượng chưa đạt yêu cầu, dẫn tới một số gói thầu phải phát sinh, bổ sung khối lượng, nguyên nhân chủ quan của một số đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế.

- Công tác lựa chọn nhà thầu còn chưa hoàn thiện, tại một số gói thầu tư vấn và xây lắp đã lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực dẫn tới việc lập thiết kế, dự toán bị sai, nhà thầu xây lắp năng lực kém về tài chính, về thi công, nguyên nhân một số cán bộ làm công tác đấu thầu chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa hiểu rõ và vận dụng Luật Đấu thầu không phù hợp.

* Nguyên nhân của kết quả

Thứ nhất, Dự án Thủy điện Sơn La và Lai Châu là dự án trọng điểm quốc gia nên được sự quan tâm của Ban chỉ đạo Nhà nước về Dự án Nhà máy thủy điện Sơn La – Lai Châu, các Bộ, ngành và đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nên dự án có điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai.

Thứ hai, toàn bộ lực lượng tham gia thi công trên công trường từ Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công đều có kinh nghiệm thực hiện công trình thủy điện. Vì thế, những bài học kinh nghiệm, những phương án thi công tối ưu nhất đều được ứng dụng trong xây dựng Thủy điện.

Thứ ba, đó sự nỗ lực cố gắng của các nhà thầu tham gia xây dựng trên công trường. Họ đã vượt qua những khó khăn về thời tiết khắc phục ở vùng Tây Bắc; các đơn vị có sự phối hợp chặt chẽ với tinh thần cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được như vậy nên tất cả các mục tiêu của nhà máy đều đảm bảo đúng và vượt tiến độ đề ra.

Thứ tư, sự vào cuộc tích cực và quyết liệt của chính quyền địa phương tỉnh Lai Châu cũng như sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh khi đã nhanh chóng di dời đến nơi ở mới, nhường đất cho thủy điện.

* Nguyên nhân của hạn chế

Đối với công tác lắp đặt thiết bị đội ngũ kỹ sư của Ban QLDA, nguyên nhân chủ yếu trình độ kỹ thuật, công nghệ yếu kém, không được đào tạo, chuyển giao công nghệ.

Do tính chất phức tạp của công việc, mặt khác Nhà nước cũng chưa có những quy định rõ ràng, cụ thể về pháp lý ở một số công việc đặc thù từ đó dẫn đến có những cách hiểu khác nhau giữa chủ đầu tư và các nhà thầu thi công làm nẩy sinh những bất đồng.

Do điều kiện thi công, điều kiện địa hình, địa chất ở vùng cao rất phức tạp, thường xuyên xuất hiện mưa lũ nên cũng làm phát sinh nhiều khối lượng không lường hết được khi thiết kế, tính toán khối lượng chào thầu, nhất là đối với công tác thi công đào đất đá;

- Ban quản lý chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác khảo sát, thiết kế, tính toán khối lượng trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu, từ đó không kiểm soát chặt trẽ các công tác này.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BAN QLDA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SƠN LA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)