Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA NM thủy điện Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái quát về ban QLDA NMTĐ Sơn La

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ban QLDA NM thủy điện Sơn La

Sơ đồ tổ chức của Ban:

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA NMTĐ Sơn La.

(Nguồn: Ban QLDA NMTĐ Sơn La)

* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Ban QLDA thủy điện Sơn La: - Giám đốc: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trực tiếp các nội dung về: Tài chính, đấu thầu, thanh quyết toán…và các nội dung kỹ thuật chính khác

- Phó giám đốc: 02 người, trong đó 1 phó giám đốc phụ trách phần kỹ thuật xây dựng, 1 phó giám đốc phụ trách kinh tế.

- Phòng Tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm trong công tác nhân sự, tổ chức, công tác quản trị hành chính của Ban.

- Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trong công tác tài chính, thanh quyết toán công trình, hợp đồng.

- Phòng Kinh tế - Dự toán: Chịu trách nhiệm trong công tác lập dự toán, lập đơn giá công trình.

PHÒNG KẾ HOẠCH PHÓ GIÁM ĐỐC BAN PHÒNG KINH TẾ DỰ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬTA N TOÀN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH PHÒNG VẬT TƯ THIẾT BỊ GIÁM ĐỐC BAN

- Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trong công tác hợp đồng, thanh toán, quyết toán giá trị các hợp đồng của dự án.

- Phòng Kỹ thuật Lai Châu: Chịu trách nhiệm trong công tác kỹ thuật của các dự án.

- Phòng Vật tư thiết bị: Chịu trách nhiệm trong công tác tiếp nhận VTTB của các dự án.

* Giới thiệu về dự án Thủy điện Lai Châu

Công trình Thủy điện Lai Châu là công trình trọng điểm cấp Quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 07/06/2010. Đây là dự án thủy điện lớn thứ 3 tại Việt Nam (sau thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư.

Đây là công trình thủy điện không những có vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô mà còn tạo cơ hội phát triển - kinh tế xã hội hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Do đó, Chính phủ cho phép áp dụng những cơ chế đặc thù tại quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 29/01/2011, cho phép tiến hành trước một số hạng mục, phê duyệt nhanh các thủ tục liên quan để đảm bảo dự án được tiến hành đúng kế hoạch và tiến độ đề ra.

* Địa điểm xây dựng:

Công trình chính thuộc địa phận xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Hồ chứa nước thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

* Các thông số chính của dự án:

- Diện tích lưu vực: 26.000 km2

- Dung tích toàn bộ hồ chứa: 1,215 tỷ m3 - Mực nước dâng bình thường: 295m - Công suất lắp máy: 1.200MW

- Điện lượng bình quân hàng năm: 4,670 tỷ kWh - Tổng mức đầu tư: 35.700 tỷ đồng

- Tiến độ thực hiện dự án: Khởi công ngày 06/01/2011, phát điện tổ máy 1 vào ngày 23/12/2016, hoàn thành dự án vào năm 2017.

* Mục tiêu của dự án:

- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần chống lũ về mùa mưa và cung cấp nước về mùa kiệt cho đồng bằng Bắc Bộ.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nói chung và các tỉnh Điện Biên, Lai Châu nói riêng, đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Bắc.

Công trình này được xây dựng ở bậc thang trên cùng của dòng chính sông Đà, giáp với biên giới Trung Quốc, với thiết kế chọn cao trình đập 295m sẽ đảm bảo mực nước cách biên giới khoảng 15 - 20 km, nhưng khi nước dềnh hoặc có lũ, lụt thì chỉ cách biên giới khoảng 2 km.

Thủy điện Lai Châu (huyện Mường Tè - Lai Châu) có thiết kế dự kiến mực nước dâng bình thường 295m, mức nước chết 270m, dung tích toàn bộ hồ chứa: 1,216 tỷ m3, dung tích hữu ích: 799 triệu m3; công suất lắp máy 1.200 MW với 3 tổ máy. Tổng mức đầu tư sau thuế 35.700 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của EVN chiếm 20%, còn lại 80% vốn vay thương mại trong, ngoài nước và vay tín dụng ưu đãi đầu tư.

Cùng với thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La, khi xây dựng xong và đưa nhà máy thủy điện Lai Châu vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất các nhà máy thủy điện trên sông Đà đạt 6.500 MW, cung cấp khoảng 25 tỷ kWh điện và đem lại giá trị sản lượng điện khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD mỗi năm.

* Giới thiệu về dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Việc mở rộng NMTĐ Hòa Bình đã được EVN, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận đưa vào Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh.

Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 11/4/2018 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng.

Mục tiêu xây dựng:

Tăng cường công suất phủ đỉnh cho hệ thống điện quốc gia, tạo điều kiện khai thác tối đa nguồn nước xả thừa nước hàng năm vào mùa lũ của nhà máy thủy điện Hòa Bình hiện hữu để phát điện.

- Nâng cao khả năng điều tần, ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia; góp phần giảm chi phí hệ thống điện quốc gia.

- Giảm bớt cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

*. Quy mô đầu tư xây dựng: - Công suất lắp máy: 480 MW. - Số tổ máy: 02 tổ máy.

- Nhà máy thủy điện: kiểu hở.

- Điện lượng trung bình hàng năm 479,0 triệu kWh/năm (mùa lũ) và tăng khả năng huy động điện năng giờ cao điểm của nhà máy điện Hòa Bình hiện hữu vào mùa khô khoảng 264,4 triệu kWh/năm.

*. Sơ bộ thiết bị công nghệ chính:

- Thiết bị cơ khí thủy lực: Bao gồm 02 tổ máy Tuabin Francis, máy phát điện đồng bộ 3 pha trục đứng, công suất lắp máy 480 MW (2 x 240 MW) và các thiết bị phụ đồng bộ.

- Thiết bị cơ khí thủy công: Bao gồm thiết bị cửa nhận nước, nhà máy thủy điện, đường ống áp lực và các thiết bị phụ khác;

- Trạm phân phối điện: sử dụng phương án trạm GIS, đấu nối với hệ thống điện quốc gia ở cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV.

*. Địa điểm xây dựng: Cửa lấy nước thuộc xã Thái Thịnh, đường hầm dẫn nước; nhà máy thuộc phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

*. Tổng mức đầu tư sơ bộ: 8.596,00 tỷ đồng.

*. Thời gian thực hiện: Triển khai chuẩn bị đầu tư từ năm 2017 và đưa công trình vào vận hành năm 2022 - 2023.

* Giới thiệu về DA NMĐ tuốc bin khí hỗn hợp Dung quất I và III.

Chuỗi dự án khí Cá Voi Xanh gồm các dự án sau:

Dự án thượng nguồn: là dự án phát triển mở khí cá voi xanh, gồm các công trình thiết bị ngoài khơi, đường ống dẫn khí về bờ, nhà máy xử lý khí, và đường ống dẫn khí tới hộ tiêu thụ. Dự án thượng nguồn do Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và tổ hợp nhà thầu (EXonMobil) làm chủ đầu tư. Dự án hạ nguồn: Bao gồm các dự án nhà máy điện sử dụng khí Cá Voi Xanh các nhà máy điện Chu Lai I và II (Miền Trung I và II) nằm trên địa bàn tỉnh Quang Nam và các nhà máy điện TBKHH Dung Quất I, II, III nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Dự án Nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp Dung Quất I và Dung Quất III, Ban

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)