1.4 Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại một số Ban QLDA
1.4.1 Thực trạng công tác quản lý dự án tại một số Ban QLDA
Dưới đây tác giả phân tích, đánh giá kinh nghiệm của 2 đơn vị có hoạt động tương đồng đối với đơn vị nghiên cứu.
* Công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA thủy điện 1
- Quản lý tiến độ: Có nhiều dự án đảm bảo tiến độ tuy nhiên vẫn còn một số dự án đầu tư xây dựng bị chậm tiến độ như công thình thủy điện Tuyên Quang chậm 8 tháng, Thủy điện Huội Quảng chậm 1 năm so với tiến độ được phê duyệt. Nguyên nhân chính là:
Nguyên nhân tồn tại trong khâu khảo sát thiết kế, công tác khảo sát thiết kế chưa sát với thực tế là thay đổi về biện pháp khối lượng, hiệu chỉnh thiết kế làm ảnh hưởng đến tiến độ.
Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán chậm dẫn tới ảnh hưởng tiến độ chung của dự án.
Các hợp đồng thiết bị chính cho nhà máy phải đấu thầu quốc tế, nhập ngoại nên công tác hồ sơ, thủ tục pháp lý, thanh toán cho nhà thầu ngoại còn chậm dẫn đến ảnh hưởng tiến độ của dự án.
- Quản lý chi phí: Trong quá trình thực hiện đầu xây dựng dự án, đơn vị đã phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến lãng phí trong đầu tư xây dựng. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Thứ nhất: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án đều gặp khó khăn vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, chế độ, giá đền bù luôn thay đổi làm chậm tiến độ của dự án, tăng chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng dẫn tới vượt tổng mức đầu tư.
Thứ 2: Điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án trong trường hợp chưa tính đủ các chi phí trong tổng mức đầu tư nguyên nhân là do phát sinh khối lượng, các yếu tố về trượt giá.
Thứ 3: Điều chỉnh giá hợp đồng khi có thay đổi về giá nguyên vật liệu, thay đổi chế độ, chính sách tiền lương. Đặc biệt là tỷ giá hối đoái luôn có biến động lớn làm thay đổi giá (VND) đối với hợp đồng nước ngoài đây cũng là nguyên nhân làm
tăng tổng mức đầu tư.
Thứ tư: Trình độ một số các bộ thực hiện dự án còn hạn chế nên trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các dự toán chưa đúng, chưa đủ theo quy định làm tăng chi phí.
Quản lý chất lượng: Các dự án đầu tư xây dựng đã hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư.
- Quản lý thanh quyết toán.
Việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp thanh, quyết toán còn chậm nguyên nhân chủ yếu là do công tác lập hồ sơ thanh quyết toán còn chậm.
* Công tác quản lý dự án ĐTXD tại Ban QLDA Nhiệt điện 1
- Quản lý tiến độ: Trên cơ sở tiến độ của dự án được duyệt trong Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu được lập làm căn cứ thực hiện triển khai dự án, đây cũng là các mốc để đánh giá tình hình triển khai dự án. Ban QLDA đã lập được bảng tiến độ chung của cả dự án. Đối với dự án nhiệt điện Mông Dương 1 kế hoạch hoàn thành năm 2012 nhưng đến 2015 mới đi vào vận hành, dự án bị chậm hơn 3 năm.
Nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án chủ yếu một số nguyên nhân sau: + Công tác đền bù giải phóng mặt bằng: Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Ban QLDA đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương, thành lập Hội đồng đền bù của dự án để triển khai công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên khi tiến hành kê kiểm, đo đạc diện tích đã gặp phải sự không hợp tác của người dân vùng dự án, nguyên nhân chủ yếu là vùng đất dự án có nhiều mỏ khai thác than bất hợp pháp của người dân, và đơn giá đền bù của nhà nước bị thấp không đáp ứng yêu cầu của người bị thu hồi đất. Đã có một số khu vực của dự án, khi tiến hành thu hồi đất đã phải tổ chức cưỡng chế, do đó đã gây chậm việc bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công.
cho gói thầu Nhà máy chính đã bị kéo dài do việc phải làm rõ hồ sơ dự thầu của các nhà thầu
+ Quá trình thi công các công trình: Một số gói thầu bị chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký kết, do một số nguyên nhân chủ yếu: do yếu tố kỹ thuật như: địa chất thi công phức tạp; do lựa chọn nhà thầu năng lực kém; do thiên nhiên: mưa bão...
- Quản lý chi phí:
Việc lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi sẽ giúp cho chi phí đầu tư công trình giảm, tuy nhiên với loại hình hợp đồng là hợp đồng điều chỉnh giá sẽ làm cho giá trị cuối cùng của hợp đồng (giá trị quyết toán) thường cao hơn so với giá trị hợp đồng ban đầu, đặc biệt khi chỉ số lạm phát cao dẫn tới chi phí đầu vào của công trình bị tăng cao hơn so với thời điểm ký hợp đồng.
Khi quyết toán thường có giá trị cao hơn giá hợp đồng bởi một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, chủ yếu tập trung vào việc thay đổi phát sinh khối lượng trong quá trình thi công.
- Quản lý chất lượng
Công tác quản lý chất lượng công trình tại Ban QLDA về cơ bản đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, của các tiêu chuẩn theo quy định, tuy nhiên còn một số tồn tại cần khắc phục.
- Quản lý thanh quyết toán.
Việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng. Tuy nhiên một số trường hợp thanh, quyết toán còn chậm nguyên nhân chủ yếu là:
+ Do công tác lập hồ sơ thanh quyết toán còn chậm.
+ Do thu xếp nguồn vốn cho dự án còn chậm, qua nhiều các cấp phê duyệt. Đặc biệt các năm 2009 -:- 2010 nền kinh tế nước ta rơi vào khủng khoảng nên chủ đầu tư không bố trí được vốn cho dự án nên dẫn tới dự án kéo dài tiến độ.