Quy trình thực hiện công tác ĐTXD tại Ban QLDA thủy điện Sơn La:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng tại Ban QLDA máy

3.2.1 Quy trình thực hiện công tác ĐTXD tại Ban QLDA thủy điện Sơn La:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả các dự án đầu tư xây dựng đều được triển khai thực hiện trên cơ sở các Quy hoạch đã được phê duyệt, bao gồm các quy hoạch ngành, nghề, quy hoạch vùng… Do đó các dự án đầu tư xây dựng ngành điện nói chung và các dự án ĐTXD nhà máy điện nói riêng đều được phê duyệt

trong các Quy hoạch sơ đồ hệ thống điện Quốc gia (Tổng sơ đồ điện Quốc gia) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở tiến độ các dự án đã được phê duyệt trong Tổng sơ đồ điện Quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ triển khai các dự án do Tập đoàn làm chủ đầu tư. EVN sẽ giao các dự án cho các đơn vị thành viên thay mặt EVN triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Ban QLDA NMTĐ Sơn La là đơn vị chuyên ngành thực hiện vai trò thay mặt chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án ĐTXD các nhà máy thủy điện. Sau khi nhận được nhiệm vụ triển khai ĐTXD một dự án mới từ cấp trên (EVN), Ban QLDA tiến hành các bước để triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật cụ thể công trình thủy điện bao gồm các bước như sau:

- Lập Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi): Ban QLDA sẽ tiến hành lựa chọn (chỉ định thầu) một đơn vị Tư vấn có đủ năng lực triển khai lập và trình chủ đầu tư (EVN) phê duyệt Dự án đầu tư với các nội dung:

1. Sự cần thiết và mục tiêu ĐT, đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh, tính cạnh tranh của sản phẩm, tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có), hình thức đầu tư XD công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

2. Mô tả về quy mô và diện tích XD công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

3. Các giải pháp thực hiện bao gồm:

a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có.

b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc.

c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

4. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với DA có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của DA.

6. Lập thiết kế cơ sở trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước TK tiếp theo.

- Sau khi Dự án đầu tư được phê duyệt, Ban QLDA sẽ tiến hành lập Kế hoạch lựa chọn thầu cho toàn dự án và trình chủ đầu tư phê duyệt, nội dung bao gồm:

+ Tên gói thầu + Giá gói thầu

+ Hình thức lựa chọn nhà thầu + Phương thức đấu thầu

+ Thời gian thực hiện

+ Nguồn vốn thực hiện các gói thầu + Hình thức hợp đồng

- Cùng với việc lập lựa chọn nhà thầu, Ban QLDA phối hợp với chính quyền địa phương nơi đặt dự án triển khai công tác bồi thường GPMB theo quy định.

- Đối với công tác giải phóng mặt bằng vùng lòng hồ Thủ tướng chính phủ giao cho UBND các tỉnh có công trình trên địa phương đó.

- Đối với giải phóng mặt bằng khu vực công trình: + Thành lập Hội đồng bồi thường GPMB.

+ Tiến hành kê kiểm, đo vẽ diện tích thu hồi, lập và phê duyệt phương án thu hồi và giao đất cho chủ đầu tư dự án.

+ Chi trả tiền cho chủ đất, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, triển khai xây dựng các công trình.

- Sau khi kế hoạch đấu thầu được duyệt, Ban QLDA sẽ tổ chức thực hiện các nội dung đã được duyệt trong kế hoạch đấu thầu, bao gồm:

+ Lựa chọn các đơn vị Tư vấn chuyên ngành để khảo sát, lập các Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, hồ sơ mầu thầu cho các công trình, hạng mục công trình của dự án.

+ Trình duyệt TKBVTC, DT, HSMT theo phân cấp.

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công các hạng mục công trình đã được duyệt TKBVTC, DT, HSMT.

+ Giám sát, tổ chức GS các hạng mục công trình trong quá trình thi công. + Lập các báo cáo đánh giá giám sát trong suốt quá trình thi công công trình. + Nghiệm thu khối lượng, chất lượng, theo dõi tiến độ hợp đồng của các hạng mục công trình, thanh quyết toán cho các đơn vị thi công.

+ Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)