Định hƣớng phát triển của Ban QLDA thủy điện Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 72 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển của Ban QLDA thủy điện Sơn La

Theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện VII điều chỉnh), trong đó cơ cấu nguồn điện trong Tổng sơ đồ điện VII là: “Năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW, trong đó: thủy điện chiếm 23,1%; nhiệt điện than 48%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; và nhập khẩu điện 3,1%. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 146.800MW, trong đó thủy điện chiếm 11,8%; thủy điện tích năng 3,9%; nhiệt điện than 51,6%; nhiệt điện khí đốt 11,8%;

nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 9,4%; nhập khẩu 4,9%". Với kế hoạch triển

khai nhiệt điện than chiếm từ 48 – 51,6 % trong tổng sản lượng điện giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, các nhà máy điện sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng mới trên toàn quốc.

Ban QLDA thủy điện là Ban QLDA chuyên ngành thực hiện công tác QLDA đầu tư các nhà máy thủy điện, với kinh nghiệm đã thực hiện qua nhiều dự án lớn, Ban QLDA luôn được đánh giá cao về năng lực và kinh nghiệm trong công tác QLDA. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển của thực tế, của khoa học và công nghệ, Ban QLDA thủy điện Sơn La cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới để nâng cao hơn nữa công tác QLDA, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chủ đầu tư giao.

Chính vì thế, để trở thành ban QLDA chuyên nghiệp, Ban A Sơn La phải khắc phục những tồn tại trên, đồng thời xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng thực hiện nhiều dự án cùng một lúc với nhiều loại hình dự án khác nhau, từ thủy điện, nhiệt điện than, tua bin khí, năng lượng tái tạo… và được thực hiện ở nhiều địa phương hoặc nhiều quốc gia khác nhau. Trên cơ sở các phân tích thực trạng tình hình công tác QLDA tại Ban QLDA thủy điện Sơn La, từ đó có những đánh giá nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu, các ưu nhược điểm trong công tác

QLDA và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban QLDA thủy điện Sơn La như sau:

- Một là, giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác QLDA.

- Hai là, giải pháp hoàn thiện công tác lập và thẩm định thiết kế, dự toán; Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu; Công tác giám sát và nghiệm thu công trình.

- Ban là, giải pháp đảm bảo chất lượng hoạt động quản lý dự án bằng hệ thống tài liệu, các quy trình và các thủ tục tiến hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)