Đặc điểm của vốn đầu tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 38)

Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế là lượng giá trị các nguồn lực của xã hội (nguồn lực vô hình và nguồn lực hữu hình) được dùng để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng kinh tế, nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản và thiết yếu phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, đồng thời mang lại lợi ích nhất định cho chủ đầu tư. Chính vì thế mà vốn cho đầu tư phát triển KCHTKT có đặc điểm sau:

- Một là, vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT có quy mô lớn và thời hạn thu hồi vốn dài.

Thông thường để phát triển KCHTKT người ta đầu tư vào các lĩnh vực như là hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước…Đây là những lĩnh vực đòi hỏi quy mô vốn đầu tư lớn, thời hạn hoàn vốn dài, thậm chí có những dự án không thể tính được thời hạn thu hồi vốn trực tiếp được. Điều này gây rất nhiều khó khăn và gây nên tâm lý e ngại của các chủ đầu tư khi định thực hiện một dự án phát triển KCHTKT. Vì vậy, khi huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT cần có biện pháp sử dụng vốn huy động một cách có hiệu quả.

- Hai là, vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT có độ rủi do cao tùy thuộc vào tính chất môi trường và cơ hội đầu tư, cũng như phương thức và chính sách huy động và sử dụng vốn.

Vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT có thời gian thu hồi vốn chậm và ít có khả năng sinh lời nên đầu tư vào lĩnh vực này dễ gặp nhiều rủi do về kinh tế (giá cả, lãi suất, lạm phát, khấu hao vô hình, sự thay đổi quan hệ cung - cầu

…) và phi kinh tế (như thay đổi chính sách, thể chế, môi trường…), đây chính là trở ngại cho chủ đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, tùy theo sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, nhất là mức độ tự do hóa kinh doanh, sự ổn định và dự báo trước về chính sách, độ thông thoáng về quản lý nhà nước và các ưu đãi khác… mà vốn đầu tư dài hạn có thể được huy động ngày càng nhiều hơn thông qua sự kết hợp linh hoạt của các công cụ và kênh huy động vốn đa dạng, phong phú, trong đó đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài.

Do các công trình KCHTKT chiếm diện tích không gian lớn và khó di dời… nên dễ gây tình trạng lãng phí, thất thoát, tham nhũng, chính vì vậy cần quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả đem lại niềm tin cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước.

- Ba là, Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT cần phải xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp và dài hạn.

Khác với đầu tư khác cho phát triển sản xuất kinh doanh là có thể tính được ngay lợi nhuận khi bỏ một lượng tiền nhất định, việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT phải được xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế- xã hội tổng hợp và lâu dài. Do đặc điểm của vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT vừa dài hạn, khó thu hồi vốn, lại dễ gặp rủi ro, hơn nữa, một số dự án lại không thể định lượng trực tiếp và chính xác được lợi ích mà nó tạo ra (nhất là các công trình kết cấu hạ tầng công ích), vì vậy, khi đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT phải xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp và dài hạn. Khi đưa ra quyết định cho mỗi dự án đầu tư cần xem xét hiệu quả với một cách nhìn toàn diện, xem xét hiệu quả kinh tế đi đôi với hiệu quả xã hội, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ của từng bộ phận với lợi ích tổng thể của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế- xã hội luôn gắn liền với nhau, tác động trực tiếp đến chính sách huy động và sử dụng vốn, đặc biệt là đối với các công trình kết cấu hạ tầng dịch vụ công cộng, cho nên, khi đầu tư vào các dự án ngoài việc chú trọng đến hiệu quả kinh tế của

dự án cần xem xét các vấn đề xã hội như thu nhập, công ăn việc làm, mức sống của người lao động… cần đạt hiệu quả tổng hợp cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)