Kinh nghiệm của Tỉnh Hƣng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 48)

Tỉnh Hưng Yên, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có 23 km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10

qua cầu Triều Dương, là trục giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây- Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa…) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, Hưng Yên còn gần các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các tỉnh và thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.

Với lợi thế như vậy, sau 15 năm tái lập tỉnh (1997 - 2011), Hưng Yên đã đạt được những thành tựu quan trọng, kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân 12% năm, thu hút trên 900 dự án đầu tư, đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt trên 19.855 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với khi tái lập tỉnh, kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch nhanh theo hướng sản xuất hàng hóa, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,5% năm, năm 2010 đạt gần 4000 tỷ đồng; giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 16% năm, năm 2010 đạt gần 10 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 1997 nông nghiệp thủy sản chiếm 52%, công nghiệp, xây dựng chiếm 20%, dịch vụ chiếm 28% đến năm 2010, nông nghiệp 25%, công nghiệp, xây dựng 44%, dịch vụ 31%, thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 205 USD, đến năm 2010 đạt 1.110 USD. Thu ngân sách năm 1997 khoảng 82 tỷ đồng, năm 2010 đạt 3.300 tỷ đồng, trong đó nội địa 2.400 tỉ đồng, chi ngân sách bảo đảm đúng kế hoạch, chú trọng chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, việc làm, y tế, giáo dục, nhiều công trình dự án lớn đã được khởi công, hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây tỉnh đã ưu tiên tập trung đầu tư phát triển xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, tổng mức huy động vốn trong 5 năm đạt 46.700 tỷ đồng, trong đó đầu tư từ ngân sách trung ương là 2.101,5 tỷ đồng chiếm 4,5%, địa phương là 5.370,5 tỷ đồng chiếm 11,5%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 32.876,8 tỷ đồng chiếm 70,4%, vốn đầu tư nước ngoài là

6.351,2 tỷ đồng chiếm 13,6%. Với nguồn vốn huy động được, tỉnh đã có nghị quyết sử dụng có hiệu quả với 100% đường tuyến tỉnh, tuyến đường huyện được rải nhựa; xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn, các trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương, ngoài ra còn tập trung xây dựng trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi xã hội khác.

Đây là một trong những thành công lớn của tỉnh Hưng Yên trong việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế trên địa bàn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, Hưng Yên đã huy động vốn làm đường giao thông nông thôn, trong đó 70% vốn huy động từ trong dân với phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm dưới các hình thức như đóng góp ngày công, nghĩa vụ công ích, ngoài ra còn tranh thủ sự hỗ trợ của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài tỉnh. Có thể nói, nguồn vốn tiềm ẩn trong khu vực dân cư là khá lớn, nhưng để khai thác và huy động được quả là vấn đề không dễ, nên tỉnh đã có những giải pháp và hướng đi rất đúng đắn để huy động nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng trong tỉnh, đáp ứng được nhu cầu trực tiếp và thiết thực mang tính chất lâu dài đến vơi người dân.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, tỉnh Hưng Yên cũng luôn chú trọng và khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội trong toàn tỉnh. Hưng Yên mạnh dạn cải thiện môi trường đầu đầu tư để giữ mối tương quan với các địa phương cùng khu vực, tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư riêng của tỉnh, nhằm gia tăng sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các công trình ưu tiên, tạo ra cơ cấu kinh tế theo quy hoạch phát triển của tỉnh.

Một số kinh nghiệm rút ra từ huy động vốn làm đường giao thông nông thôn nói riêng và huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Hưng Yên:

+ Giao thông nông thôn ngày càng thể hiện rõ vai trò, tác dụng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương; nơi nào cấp uỷ đảng, chính quyền có nhận thức đầy đủ, có chủ trương biện pháp thực hiện phù

hợp nguyện vọng của nhân dân thì phát động được toàn dân tham gia làm giao thông nông thôn đạt hiệu quả cao.

+ Phát triển giao thông nông thôn phải thiết thực với lợi ích của dân, phát huy hiệu quả đồng vốn cao nhất, huy động sức dân đóng góp phải phù hợp khả năng của dân, khi thực hiện phải công khai dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

+ Phát triển phải đi đôi với quản lý, phải có sự phân cấp quản lý cụ thể như đường huyện phải do huyện đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa, duy tu; Đường xã, đường thôn xóm do xã đầu tư kinh phí và dân đóng góp sửa chữa, duy tu là chính và có sự hỗ trợ của nhà nước.

+ Vai trò của các đoàn thể, các tổ chức xã hội (Cựu chiến binh, người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc...) trong việc vận động nhân dân tham gia xây dựng giao thông nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phong trào phát triển giao thông nông thôn;

+ Vai trò nhà nước là rất lớn, thể hiện ở chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư trong sự phát triển hạ tầng giao thông nói riêng và hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung. Thể hiện qua chính sách thu, các chính sách ưu đãi có khả thi... Nhà nước thể hiện rõ quan điểm ưu tiên những công trình, có những dự án khả năng thu hồi vốn nhanh. Cần đổi mới và nâng cao hiệu quả vận động xúc tiến đầu tư, để có thể đạt được mục tiêu thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhà nước cần có quy hoạch chi tiết, nghiên cứu lựa chọn các loại dự án khuyến khích đầu tư và cần nhất là phải cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích thu được từ việc bỏ vốn ra để đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho nhà đầu tư vay vốn, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng như giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có đất để triển khai dự án càng sớm càng tốt, tận dụng cơ hội đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)