Cụ thể hóa phương hướng huy động vốn để có được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 106)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.1.3.3. Cụ thể hóa phương hướng huy động vốn để có được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đạ

kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại

* Về hệ thống giao thông:

- Mục tiêu phát triển hệ thống giao thông Phú Thọ đến năm 2020, xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hướng tới hiện đại hóa cả về kết cấu hạ tầng, về vận tải, công nghiệp đóng mới và sửa chữa nhằm có một mạng lưới giao thông hợp lý, thống nhất trong toàn tỉnh dựa trên cơ sở các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, Quốc Lộ 2, quốc lộ 32, 32B, 32C, quốc lộ 70, đường sắt Hà Nội - Lào Cai; nâng cấp, cải tạo, kết hợp với xây dựng mới 39 tuyến đường tỉnh lộ và liên kết các tuyến đường này với nhau để hình thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ, hợp lý và hiện đại cụ thể là:

Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống đường giao thông theo tiêu chuẩn cao như đường qua đô thị, qua khu dân cư … Toàn bộ mạng lưới đều được xây dựng với cấp, hạng kỹ thuật cao. Xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, những vùng hiện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo an ninh quốc phòng. Hệ thống bến xe, kho chứa hàng hoá phải được xây dựng đảm bảo cho các phương tiện

hoạt động an toàn, hiệu quả. Hệ thống đường sông, cảng phải đảm bảo bốc xếp và chuyên chở hàng hoá thuận lợi…

- Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhu cầu về vốn để phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Vì vậy, cần phải có phương hướng cụ thể cho việc huy động vốn vào phát triển từng hạng mục cụ thể, chi tiết. Phương châm của Sở Giao thông tỉnh là tiếp tục dựa trên cơ sở nối các tuyến đường quốc lộ hiện có và tương lai, phát triển hệ thống đường giao thông tỉnh lộ với tiêu chí đảm bảo tính liên hoàn, hiện đại, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông cho tương lai lâu dài, tiết kiệm kinh phí đầu tư. Cụ thể:

Về phía Nhà nước cần phải tăng thu ngân sách, vốn ngân sách hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, mà trọng tâm là ưu tiên cho các công trình quan trọng, cấp bách, phần còn lại chiếm tỷ trọng lớn phải được huy động từ các nguồn khác như huy động vốn trong dân, huy động từ các nguồn tài trợ hoặc vốn vay trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động Nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 18% GDP của tỉnh, tổng giá trị kinh phí đầu tư khoảng 51.931 tỷ đồng. Vốn đầu tư - trực tiếp từ vay nước ngoài bằng các nguồn vốn ODA, JICA, WB, ADB, nguồn đầu tư của Bộ Giao thông vận tải khoảng 20.067 tỷ đồng. Vốn đầu tư huy động từ quỹ đất đổi lấy công trình, thuế, phí lệ phí dự kiến 31.504 tỷ đồng. Đây là nguồn lực chủ yếu để xây dựng đường giao thông trong tỉnh. Đường giao thông nông thôn được Nhà nước hỗ trợ 30 - 40% kinh phí, tổng cộng vốn giao thông với phương châm chỉ đạo là phát huy và khai thác tốt các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương dưới mọi hình thức như lao động, vật tư, thiết bị xe máy. Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân đầu tư xây dựng, tập trung chủ yếu vào các công trình xây dựng cảng, bến bãi, đường chuyên dùng, đường gom, tổng kinh phí khoảng 360 tỷ đồng. Nguồn kinh phí đầu tư cho các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường sông do Trung ương đầu tư [35, tr.97].

Với mục tiêu đảm bảo sự phát triển cân đối đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện, đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải với chất lượng tốt, tin cậy, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ tin cậy, kinh tế trong công tác thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo vệ, bảo dưỡng hệ thống điện, Đến năm 2015 điện năng thương phẩm 2.470 triệu kWh, đến năm 2020 điện năng thương phẩm 4.190 triệu kWh. Với dự báo nhu cầu sử dụng điện năng:

+ Năm 2015: Dự báo công suất cực đại Pmax = 490MVA, điện năng thương phẩm 2.470 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 là 15,1%, điện năng bình quân đầu người là 1.502kWh.

+ Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax =779MVA, điện năng thương phẩm 4.190 triệu kWh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016 - 2020 là 11,4%, điện năng bình quân đầu người là 2.812kWh,

Vì vậy, trong thời gian tới đòi hỏi phải có một lượng vốn nhất định để nâng cấp, mở thêm đường dây, trạm biến áp nhằm đáp ứng nhu cầu trên.

Cụ thể, đối với lưới điện 500kV, 220kV, 110kV, trạm biến áp và công tơ đo đếm điện được sử dụng nguồn vốn cấp phát từ ngân sách, phần để lại vốn khấu hao cơ bản, vốn vay tín dụng ưu đãi theo kế hoạch Nhà nước hàng năm, vốn đầu tư quốc tế theo các hiệp định. Còn đối với lưới điện trung áp, hạ áp sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương là chính. Riêng đối với lưới điện hạ áp từ đường trục hạ áp vào nhà dân do nhân dân tự đầu tư. Vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện trong tỉnh được thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm theo cơ chế huy động vốn và quản lý các nguồn vốn theo các đề án. Nếu là nguồn vốn từ ngân sách ngành điện do Tổng Công ty điện lực Việt Nam hoặc điện lực Phú Thọ làm chủ đầu tư, còn đối với các đề án vốn của tỉnh do UBND tỉnh hoặc huyện làm chủ đầu tư thông qua các ban quản lý dự án. Còn nếu các đề án vốn khách hàng thì sẽ do khách hàng làm chủ đầu tư. Tăng cường đề nghị Tập đoàn điện lực Việt Nam, Bộ Công thương đầu tư nguồn, lưới

điện cao áp và trung áp theo tiến độ quy hoạch đã được phê duyệt; tăng cường thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn, đảm bảo khả năng phát triển lưới điện phụ tải trong hàng rào của doanh nghiệp.

Như vậy, mức độ cải tạo và phát triển mới hệ thống cấp điện của tỉnh sẽ được tính toán hợp lý theo yêu cầu phụ tải tăng lên không ngừng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong tỉnh để có chính sách huy động vốn một cách hợp lý.

* Về hệ thống cấp nước

Trong điều kiện hiện nay tỉnh Phú Thọ cũng như cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức như nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải, hoạt động của các làng nghề, ảnh hưởng của chăn nuôi công nghiệp không đúng quy trình, độ nhiễm mặn của một số giếng khoan, giếng khơi. Chính vì vậy, một trong những chủ trương của tỉnh là phải có chiến lược kêu gọi thu hút vốn, chi một khoản thu ngân sách hàng năm cho việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước và xử lý đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân là nước hợp vệ sinh nhằm hạn chế một số dịch bệnh do nguồn nước gây nên. Với mục tiêu phấn đấu của tỉnh là đến năm 2015 số công trình cấp nước tập trung được nâng cấp, mở rộng 03 công trình, xây dựng mới 24 công trình; số công trình cấp nước quy mô hộ gia đình được cải tạo 29.643 công trình; số người được dùng nước phục vụ cho sinh hoạt hợp vệ sinh 1.162.073 người (đạt 95% dân số nông thôn). Trong đó có 489.294 người (tương đương 40% dân số nông thôn) được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia với số vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015: 894,7 tỷ đồng và đến năm 2020 số công trình cấp nước tập trung được nâng cấp, mở rộng tăng lên 74 công trình, xây dựng mới tăng lên 20 công trình; số công trình cấp nước quy mô hộ gia đình được cải tạo 19.994 công trình; số người được dùng nước phục vụ cho sinh hoạt hợp vệ sinh 1.223.325 người (đạt 100% dân số nông thôn). Trong đó có 795.105 người (tương

đương 65% dân nông thôn) được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia với số vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2020: 937,33 tỷ đồng. Đồng thời phát triển hệ thống cấp nước theo quy mô phù hợp với mạng lưới phân bổ dân cư và địa hình từng vùng, từng xã. Tiến hành phương hướng để huy động nguồn vốn cho xây dựng hệ thống cấp nước sạch sẽ được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với chương trình mục tiêu nước sạch quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình xoá đói giảm nghèo tránh tình trạng đầu tư chồng chéo. Phương châm là Nhà nước và nhân dân cùng làm đó là sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước như một hình thức kích thích người dân tích cực bỏ vốn tham gia chương trình nhằm phát huy nội lực trong dân. Nhưng trong quá trình huy động vốn cho xây dựng hệ thống cấp nước sạch có thể mở rộng hình thức vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi, ứng trước thi công và lấy hiệu quả tài chính của công trình để trả nợ dần theo thời hạn quy định. Thúc đẩy hoạt động đối ngoại, chủ động tìm kiếm các nhà tài trợ, tăng cường quan hệ với các Bộ, ngành Trung ương và Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để tiếp nhận thông tin, tìm kiếm các dự án là nguồn vốn JICA, ODA, PPP …

* Về hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước nói chung luôn được coi là lĩnh vực đầu tư của Nhà nước chủ yếu thông qua các nguồn thu của địa phương và điều tiết từ Trung ương. Do đó, trong thời gian từ 2011-2020 tỉnh phải có phương hướng và quy hoạch tổng thể trong việc huy động vốn nhằm mục đích nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới hệ thống cấp thoát nước ở thành phố và các thị xã, thị trấn, huyện, xã, thôn… Mục tiêu phấn đấu năm 2020 Phú Thọ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp tức là người dân phải đảm bảo được dùng nước sạch thường xuyên và phải có hệ thống thoát nước đồng bộ, tránh gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo cảnh quan xanh - sạch - đẹp.

Đặc biệt, định hướng phát triển hệ thống thoát nước trong giai đoạn 2011 - 2020 phải có một thống hệ thoát nước mặt và cống ngầm cho các đô thị đúng tiêu chuẩn hiện đại. Song song với hệ thống thoát nước đủ tiêu chuẩn thì cần có hệ thống hồ điều hoà kết hợp xây dựng các khu cảnh quan môi trường phục vụ nghỉ ngơi du lịch. Trong điều kiện hiện nay Phú Thọ các khu công nghiệp, khu đô thị, bệnh viện trường học… phát triển một cách mạnh mẽ nếu không có một hệ thống nước thải tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm và nước mặt của tỉnh. Có thể nói, phương hướng huy động vốn cho xây dựng hệ thống thoát nước là một yêu cầu hết sức cần thiết của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015. Vì thế, việc huy động vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước được đặc biệt chú trọng, nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách (vốn xây dựng cơ bản tập trung hoặc từ nguồn thu tiền sử dụng đất).

* Về hệ thống thu gom rác thải, xử lý môi trường

Theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị Phú Thọ đến năm 2015 thành phố Việt Trì sẽ là đô thị loại I, Thị xã Phú Thọ thành đô thị loại III cùng nhiều thị xã, thị trấn và nhiều đô thị loại IV. Với sự phát triển của dân số, nhu cầu sinh hoạt ngày càng tăng, cùng với sự gia tăng của các khu công nghiệp… sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn từ rác thải, nước thải sinh hoạt, đến môi trường và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần phải dự báo, kiểm tra sát sao và có biện pháp xử lý kịp thời vấn đề phân rác thải ở các đô thị trước tốc độ đô thị hoá nhanh, nhất là đối với các khu đô thị chính và các khu đô thị mới hình thành theo các khu - cụm công nghiệp. Trong giai đoạn 2011 - 2015 phải thu hút nguồn vốn đầu tư từ nhiều kênh khác nhau, nhất là nguồn vốn nước ngoài ODA để xây mới một số công trình, đồng thời cải tạo các công trình phù hợp với tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại.

Với mục tiêu của UBND tỉnh giao cho Công ty môi trường đô thị thực thu các loại phí cho phép và từ nguồn thu đó trích ra một phần để tái đầu tư

vào các công trình mới, mua sắm các thiết bị hiện đại để xử lý với khối lượng rác thải, chất thải ngày càng nhiều tránh gây ô nhiễm môi trường đảm bảo chất lượng cuộc sống là một vấn đề cấp thiết trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)