Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 89)

THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ YÊU CẦU ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2015 2011-2015

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao hiệu quả và bền vững; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo, đến năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010- 2015 đạt 12-13%; trong đó tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm (VA) công nghiệp - xây dựng 15 - 17%/năm, dịch vụ 15-16%/năm, nông lâm nghiệp 4- 4,5%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 13%/ năm (năm 2015 đạt 300 - 320triệu USD), GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.500-1600 USD (tương đương giá hiện hành 32,5 - 34,4 triệu đồng) [1, tr.35].

Năm 2015, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng tăng lên đạt

khoảng 45 - 46%, dịch vụ 35 - 36%, nông lâm nghiệp 19 - 20 %; Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội với tổng số vốn đạt 67-68 nghìn tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 16-18%/năm, tỷ lệ dân số tự nhiên khoảng 1%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 15%, tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, tạo việc làm cho 22-23 nghìn lao động/năm, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 25%; Duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở; hoàn thành phổ cập bậc trung học vào năm 2015; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt 50%; có 9 Bác sỹ và 28 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh đạt 93%, đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch hoặc có trang bị thiết bị xử lý chất thải, giảm ô nhiễm, phấn đấu 100% đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, xử lý rác thải; 100% bệnh viện được xử lý chất thải y tế nguy hại [1, tr.36].

Đến năm 2020, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 11,5%- 12%/năm; GDP bình quân đầu người trên 3.000USD/người. Phú Thọ thoát khỏi tỉnh nghèo và cơ bản đạt được các tiêu chí của một tỉnh công nghiệp; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng tăng lên đạt khoảng 49 - 51%, dịch vụ 40 - 41%, nông lâm nghiệp 9 - 10%; kim ngạch xuất khẩu tối thiểu đạt 500 - 520 triệu USD; Huy động vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 đạt 95 - 96 nghìn tỷ đồng (giai đoạn 2011 - 2015 đạt 35 - 36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 60 - 61 nghìn tỷ đồng); thu ngân sách trên địa bàn chiếm khoảng 17-18% GDP; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42 - 45%; đạt 11 Bác sỹ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; thực hiện bảo hiểm toàn dân, nâng cao chất lượng dịch vụ về giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao và giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân; phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 70-75%; nhu cầu việc làm ngành công nghiệp - xây dựng 191,4 ngàn người, dịch vụ 207,6 ngàn người và xuất khẩu lao động 20 ngàn lao động.; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%; tỷ lệ thất nghiệp từ 3,15% hiện nay xuống mức 2- 2,5% [1, tr.36 - 37].

Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội then chốt, trong đó đầu tư tập trung, đồng bộ hệ thống giao thông kết nối các trung tâm kinh

tế của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia như: quốc lộ 32A, 32C, đường Âu Cơ, đường Đền Hùng - Xuân Sơn. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, nâng cấp quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên- Việt Trì), làm mới các cầu qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà; cải tạo nâng cấp đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường sông Việt Trì - Tuyên Quang, Việt Trì - Hòa bình. Phấn đấu đến năm 2015 có 100% tỉnh lộ, huyện lộ được nhựa hóa, và cấp tải trọng theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thành phố Việt Trì, phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I- thành phố Lễ hội-trung tâm dịch vụ của vùng; nâng cấp thị xã Phú Thọ lên đô thị loại II, một số thị trấn, thị tứ vào cấp đô thị.

Tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trọng điểm; hoàn thiện và từng bước hiện đại hóa hệ thống thủy lợi theo quy hoạch. Ưu tiên đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; các công trình văn hóa trọng điểm (Đại học Hùng Vương, các trường nghề, bệnh viện vùng…) Xúc tiến đầu tư hệ thống khách sạn chất lượng cao, hạ tầng kỹ thuật các dự án du lịch trọng điểm (Đền Hùng, đền mẫu Âu Cơ, nước khoáng nóng Thanh Thủy; khu vui chơi giải trí La Phù, Tam Nông, Vân Hội, vườn quốc gia Xuân Sơn…)

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KCHTKT nói riêng là rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)