Huy động vốn cho lĩnh vực thoát nước và thu gom rác thả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 119 - 123)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.2.2.4. Huy động vốn cho lĩnh vực thoát nước và thu gom rác thả

- Thoát nước và thu gom rác thải là một dạng dịch vụ công cộng thiết yếu. Trong cơ chế thị trường thì việc cung ứng khó có khả năng bù đắp chi phí nên dịch vụ thoát nước và thu gom rác thải được xếp vào danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích, tức là được thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với Công ty Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích thường xuyên và ổn định, hay là theo phương thức đặt hàng đối với doanh nghiệp Nhà nước khác, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xã. Hiện nay, hệ thống thoát nước và thu gom rác thải nói chung vẫn được coi là lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, chủ yếu là thông qua các nguồn thu của địa phương và điều tiết từ trung ương, việc huy động vốn từ trong dân là không đáng kể (chỉ khoảng 7 - 8%). Do đó, để nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống thoát nước và thu gom rác thải không phải là việc làm một sớm một chiều mà cần tập trung thời gian và công sức lớn, cụ thể:

- Cần nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh, thông qua đó xây dựng một hệ thống thu phí hợp lý, nhằm chia sẻ trách nhiệm đầu tư cũng như giảm bớt chi phí từ ngân sách vào việc xây dựng cũng như vận hành, duy trì hệ thống thoát nước và thu gom, xử lý rác thải. Đặc biệt, đối với các khu dân cư có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung cần lập một khung thu phí xây dựng bảo dưỡng vận hành hệ thống thoát nước thông qua giá nước sạch.

- Để phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho thoát nước và thu gom rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và đúng với quy hoạch, cần có quy hoạch tổng

thể nhất quán với việc phát triển đô thị. Quy hoạch và xây dựng các công trình thoát nước cần đồng bộ với xây dựng và quy hoạch hệ thống thoát nước thủy lợi, phải phối hợp một cách hợp lý giữa thoát nước cục bộ và thoát nước tổng thể khu vực. Kết hợp giữa các công trình tạo cảnh quan đô thị như hồ, mương dẫn nước và hệ thống công viên cây xanh, khu xử lý rác thải... tránh hiện tượng các công trình đầu tư chồng chéo lên nhau gây lãng phí và mất tác dụng đầu tư giữa các công trình với nhau.

- Việc huy động và quản lý vốn đầu tư đối với hệ thống thoát nước và thu gom rác thải cần có một cơ quan đầu mối thống nhất (thoát nước được giao cho sở xây dựng quản lý quy hoạch, Công ty cấp thoát nước quản lý vận hành khai thác còn thu gom rác thải giao cho Công ty môi trường đô thị quản lý). Cần có sự phối hợp để phân cấp rõ ràng để huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau. Cụ thể là, nhân dân đóng góp tự xây dựng hệ thống cống thoát nước tiểu khu và phân loại rác sinh hoạt từ các khu hộ gia đình ra các khu tập trung; chính quyền cấp thị xã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đường phố, và vệ sinh môi trường thành phố bằng việc đầu tư các tuyến cống chính, khu công viên, cống thu gom, trạm bơm cục bộ, khu xử lý...

- Xã hội hoá dịch vụ thoát nước và thu gom rác thải. Trên thực tế hiện nay dịch vụ thoát nước đô thị đều do doanh nghiệp Nhà nước thực hiện vì đầu tư tốn kém, không thu được phí từ người tiêu dùng. Vì vậy, việc xã hội hoá dịch vụ này chỉ có thể thực hiện trên một số công đoạn hệ thống thoát nước và thu gom rác thải như: việc thu gom và xử lý nước thải, rác thải công nghiệp do các khu công nghiệp tự chịu trách nhiệm. Hệ thống xử lý nước thải và rác thải quy mô lớn có thể thực hiện đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp tư nhân làm việc quản lý vận hành. Trong việc sửa chữa lớn theo định kỳ có thể thực hiện theo phương thức đấu thầu. Đặc biệt, việc thu gom rác thải, thu gom rác mặt nước ao hồ, kênh rạch, các vùng nông thôn có thể giao cho hợp tác xã. hoặc tư nhân.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng đang cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển do tích lũy nội bộ trong nền kinh tế còn thấp nên việc huy động vốn đầu tư từ bên ngoại là tất yếu. Thời gian qua, nhờ nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tỉnh Phú Thọ đã có những thay đổi tích cực. Với đặc điểm và tình hình thực tế huy động vốn đầu tư tại Phú Thọ, việc đẩy mạnh huy động vốn là hết sức cần thiết và quan trọng, là cơ sở nhằm thúc đẩy kinh tế tỉnh Phú Thọ phát triển. Luận văn đã thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1.Phân tích những vấn đề về huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ. Trong đó, ngoài những hình thức huy động từ nguồn Ngân sách Nhà nước thì luận văn đã luận giải các hình thức đầu tư của các nguồn vốn ngoài NSNN vào địa phương và mỗi hình thức đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

2. Phân tích tác động định tính và định lượng của các nguồn vốn đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của tỉnh, việc huy động các nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào chiến lược, điều kiện và nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tỉnh Phú Thọ cần phải chủ động, tích cực nhằm tạo cơ hội để thu hút và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả và giảm thiểu các mặt trái của huy động vốn.

3. Phân tích, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của một số tỉnh, thành phố trong cả nước, luận văn đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ.

4. Phân tích thực trạng huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại tỉnh Phú Thọ. Những thành công là cơ bản, hệ thống KCHTKT đã có những cải thiện về chất lượng và đồng bộ; quy mô các công trình càng lớn, cho đến nay hệ thống giao thông nông thôn đã đã thực hiện

khá thành công đến từng khu hành chính, 100% các xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ hộ dùng điện đạt 97,3%, 100% người dân thành phố và 65% người dân ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được đảm bảo. Điều này đã tác động tích cực đến việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh. Luận văn cũng đã chỉ ra những hạn chế nối bật trong việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua.

5. Dựa trên những phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động vốn cho kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ, luận văn đã đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới đó là:

- Nhóm giải pháp chung: gồm 5 giải pháp.

- Nhóm giải pháp riêng cho từng loại kết cấu hạ tầng kinh tế: giao thông; điện; nước sạch; chất thải và vệ sinh môi trường.

Tuy vậy, huy động vốn cho 1 địa phương trong một giai đoạn dài là một vấn đề phức tạp, nhất là đối với tỉnh Phú Thọ có xuất phát điểm thấp. Vì vậy, mặc dù bản thân đã nỗ lực cao, tranh thủ sự giúp đỡ chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn. Song do hạn chế về điều kiện nghiên cứu và những khó khăn nhất định về thời gian nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những hạn chế như: số liệu thống kê chưa được đầy đủ; chưa tham khảo được các bài báo, công trình nghiên cứu nước ngoài…và một số khiếm khuyết khác. Rất mong nhận được ý kiến tham gia góp ý của các Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)