Huy động vốn cho lĩnh vực giao thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 115 - 117)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.2.2.1. Huy động vốn cho lĩnh vực giao thông

Để thực hiện đúng như quy hoạch phát triển tổng thể giao thông vận tải của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra, nhất thiết phải có sự phân kỳ đầu tư và tìm những giải pháp tạo vốn đầu tư, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, phát huy tốt nội lực, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ từ Trung ương cho giao thông, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư từ nhiều nguồn vốn hợp pháp dưới nhiều hình thức khác nhau

như: Đầu tư liên doanh, liên kết, BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP)... hàng năm cần phải cân đối để đầu tư ưu tiên hơn cho các công trình trọng điểm ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Thứ hai, thực hiện xã hội hóa trong huy động các nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển giao thông nông thôn đến năm 2015 nâng mức hỗ trợ của tỉnh cho đầu tư xây dựng và cứng hóa đường giao thông nông thôn.Đồng thời tổ chức tốt phong trào làm đường giao thông với phương châm chỉ đạo là phát huy và khai thác tốt các nguồn lực trong nhân dân và các tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương dưới mọi hình thức: như lao động, vật tư, thiết bị, xe máy... Mặt khác, phải có chính sách, quy chế chặt chẽ, gắn trách nhiệm của mọi người đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng giao thông theo hướng trách nhiệm cộng đồng.

- Thứ ba, đẩy mạnh huy động vốn từ việc khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt là đối với các tuyến đường quy hoạch xây dựng mới, để lấy tiền đầu tư trực tiếp vào các dự án của giao thông. Đây là nguồn vốn chủ yếu để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải trong tỉnh nhưng phải có sự chỉ đạo và hướng dẫn về mặt kỹ thuật để thống nhất quy hoạch chung của từng địa phương.

- Thứ tư, bố trí nguồn kinh phí cho công tác giải phóng hành lang an toàn giao thông, tạo quỹ đất để bảo vệ tốt kết cấu hạ tầng giao thông. Có chính sách phù hợp nhằm thu hút các hoạt động kinh doanh vận tải như: Ưu đãi về vốn đầu tư phương tiện, thuế, cơ sở hạ tầng...mạnh dạn đưa ra các chính sách vay vốn đầu tư trước cho ngành giao thông để tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành nghề khác. Đồng thời, có cơ chế, chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp và cho các địa phương được vay vốn đầu tư thực hiện dự án phát triển hạ tầng, đổi mới phương tiện. Tiếp tục hoàn thiện chính sách (về sử dụng đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính đơn giản, thông thoáng...), kêu gọi nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các ngành

nghề nhằm tạo nguồn thu để tạo vốn đầu tư xây dựng giao thông. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp tăng cường quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhất là vốn đầu tư vào các công trình giao thông nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)