Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 57)

đoạn 2006-2013

Bước vào thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI diễn ra trong điều kiện kinh tế của cả nước, của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp không ít khó khăn, thách thức đó là điểm xuất phát kinh tế thấp, phát triển chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh không cao, công tác quy hoạch tổng thể còn chậm, giải quyết việc làm, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai có lúc, có địa phương thực hiện chưa kịp thời nhất quán, năng lực trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở hạ tầng ở một số địa phương nhất là nông thôn còn yếu…Trong bối cảnh đó Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong Tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010 đề ra đó là: “Quyết tâm phấn đấu xây dựng Phú Thọ giàu mạnh, dân chủ, văn minh; nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xứng đáng với niềm tự hào quê hương Đất Tổ”[1, tr.7].

Với tinh thần đó, trong 5 năm (2006 - 2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,6%, quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 637 USD), tăng 2,2 lần so với năm 2005. Năm 2011 GDP đạt 19,261 triệu đồng và năm 2012 đạt 21.8 triệu đồng

Nhưng GDP bình quân đầu người ở Phú Thọ chỉ bằng 54,5 % GDP bình quân chung cả nước.

Trong thời gian này nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai đã tạo điều kiện cho tỉnh ban hành và bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kết cấu hạ tầng có bước phát triển đột phá góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)