Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường cơ chế quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 113 - 114)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.2.1.4. Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường cơ chế quản lý vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Hàng năm ngân sách tỉnh đã dành một lượng vốn tương đối lớn để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT theo quy hoạch và kế hoạch hàng năm. Kết quả đầu tư đã tạo ra những tài sản cố định, năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, phải tăng cường hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để quyết định đầu tư hay không, huy động từ nguồn vốn nào. Muốn vậy, cần tiến hành đồng bộ một số nội dung cụ thể sau:

- Thứ nhất, phải chấp hành nghiêm quy trình đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành, tránh hiện tượng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đã huy động được, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây mất lòng tin từ nhân dân. Để làm tốt điều đó, cần xây dựng đầu mối quản lý vốn thống nhất tất cả các dự án đầu tư phát triển xây dựng KCHTKT do UBND tỉnh quản lý (đầu mối này sẽ bao gồm các công chức của cơ quan quy hoạch như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Giao thông… và các tổ chức khác của Trung ương và địa phương). Khi có một đầu mối quản lý thì sẽ loại bỏ được chế độ "cộng đồng trách nhiệm" và trên cơ sở đó cơ quan này sẽ có trách nhiệm đề ra chương trình mục tiêu hình thành các dự án chiến lược và soạn thảo chương trình đầu tư

công cộng dài hạn và trung hạn, xây dựng quy chế quản lý thống nhất các hoạt động huy động vốn cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế.

- Thứ hai, kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu, đặc biệt là kỷ luật trong đấu thầu theo quy chế hiện hành về đầu tư xây dựng cơ bản. Việc cụ thể hoá các quy định của Nhà nước về việc đấu thầu dự án thành một quy trình cụ thể sẽ giúp cán bộ xử lý công việc nắm bắt nhiệm vụ một cách xuyên suốt, xử lý công việc nhất quán theo quy định. Bên cạnh đó, sẽ giúp các chủ đầu tư nắm bắt một cách có hệ thống và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan quản lý, tránh được những vướng mắc thiếu sót không cần thiết, thúc đẩy quá trình thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao. Vậy, có thể nói cần phải hoàn thiện quy chế đấu thầu theo hướng nâng cao tính pháp lý là yêu cầu tất yếu khách quan.

- Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT đã hoàn thành, nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)