Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và phương thức huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 113)

III. Trạm biến áp tiêu thụ 1 Xây dựng mớ

2. Cải tạo nâng tiết điện II Đường dây trung thế

3.2.1.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư và phương thức huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

Với chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" phải được thể chế thành quy định cụ thể: loại hình và điều kiện công trình được hỗ trợ, quy trình nhận hỗ trợ, mức hỗ trợ, kế hoạch hỗ trợ… nguồn vốn đầu tư còn lại phải được huy động từ dân. Huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình KCHTKT từ dân chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực cụ thể như: giao thông nông thôn, kiên cố

hoá kênh mương, mạng lưới điện phát triển sản xuất và nông nghiệp nông thôn, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, các công trình phúc lợi công cộng… thông qua các nguồn vốn khác nhau.

Thứ nhất, vốn từ ngân sách Nhà nước

Giải pháp thu hút vốn từ ngân sách Nhà nước chủ yếu là tăng nguồn thu ngân sách (tăng nguồn thu thuế, thu phí, nguồn thu từ quỹ sử dụng đất…) và thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhằm tạo ra nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế. Chính vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tăng cường ý thức trách nhiệm của người dân về nghĩa vụ nộp thuế và có những biện pháp, chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi trốn lậu thuế. Tuy nhiên cần coi trọng giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên vào ngân sách Nhà nước thông qua thuế và phí. Đây là một nguồn thu lớn nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút và sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng KCHTKT của tỉnh.

Thứ hai, vốn từ các tổ chức nước ngoài như FDI, ODA, JICA…

- Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đã đang và sẽ hoạt động trên địa bàn bằng cách ưu tiên hỗ trợ về đất đai cho thuê lâu dài, tư vấn cho họ biết thêm về quy hoạch của tỉnh trong thời gian tới. Đa dạng hoá hình thức và có cơ chế đầu tư linh hoạt tạo sức thu hút mạnh các nguồn của các nhà đầu tư nước ngoài, gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp xây dựng KCHTKT.

- Khi thực hiện chính sách huy động vốn đầu tư cần phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Đi liền với nó là phải đổi mới phương thức quản lý Nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của luật đầu tư, áp dụng cơ chế cấp giấy phép đầu tư phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế do Nhà nước Việt Nam quy định.

- Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn ODA, … Một cách chi tiết, cụ thể. Đồng thời, cải thiện công tác thực hiện dự án đúng tiến độ và theo dõi, đánh giá gắn với kết quả và hiệu quả sử dụng. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, hạng mục KCHTKT tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của nước ngoài, tạo lợi thế so sánh để thu hút nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đối với nguồn vốn đối ứng khi đã cam kết tỉnh cần phải thực hiện đúng theo thoả thuận với các nhà đầu tư nước ngoài. Tránh tình khi đã cam kết dự án đã thực hiện nhưng không bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng gây mất niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài nhất là các nguồn vốn vay ODA.

- Nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp nguồn vốn ODA. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm, kết hợp với các bộ, ngành trung ương các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo nhằm quảng bá hình ảnh trên các trang Web, CD ROM, giới thiệu sách đầu tư theo các hạng mục cụ thể của tỉnh.

Thứ ba, vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân.

- Tạo điều kiện để các cá nhân, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế tiết kiệm tiêu dùng giành tích luỹ đưa vào đầu tư, tránh tình trạng để tiền dự trữ. Phấn đấu đạt khoảng 20% GDP giành cho đầu tư tái sản xuất mở rộng trên toàn tỉnh. Để thu hút được nhiều thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng các công trình KCHTKT tỉnh trong thời gian đến tỉnh cần phải:

- Tạo hành lang pháp lý ổn định như ban hành quy chế quản lý và đầu tư xây dựng các khu đô thị mới để các doanh nghiệp tính toán và hoạch định được chiến lược kinh doanh, xác định lợi ích sẽ thu được từ việc đầu tư các dự án phát triển KCHTKT trong quá trình đô thị hoá của tỉnh.

- Xây dựng chiến lược phát hành trái phiếu nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả của dự án cần huy động; đưa ra mức sinh lời (lãi suất) hấp dẫn mà trái phiếu tạo ra.

Đây là những hình thức nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để bổ sung vốn đầu tư phát triển KCHTKT của tỉnh nói riêng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán ở nước ta nói chung.

Thứ tư, vốn hợp tác đầu tư công - tư (PPP).

Đây là một nguồn vốn mới đối với tỉnh Phú Thọ, tuy nhiên với những ưu điểm của nó thì đây là giải pháp tốt đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế của bất cứ địa phương nào. Và để thu hút được nguồn vốn này cần làm tốt những việc cơ bản sau:

- Hoàn thiện hành lang pháp lý: Một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng.

- Ngoài ra, cải cách việc thu phí để giải quyết bất cập cho nhà đầu tư tư nhân và người dân theo hướng xóa tình trạng thu phí nhiều tầng nấc, xác định mức phí thu trong tương quan xem xét với thu nhập trung bình của người dân, quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích xã hội nhưng đủ bù đắp cho nhà đầu tư hoàn vốn. Chất lượng cơ sở hạ tầng phải tương xứng với mức phí thu. Có như vậy, sẽ không còn tình trạng người sử dụng CSHT trốn tránh nộp phí, nhà đầu tư tư nhân thua lỗ. Để thu hút khối tư nhân tham gia đầu tư bằng hình thức PPP, cần đảm bảo sự nhất quán trong chính sách của Nhà nước đối với đầu tư tư nhân. Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định.

- Phân bổ rủi ro hợp lý: Phân bổ rủi ro là sự phân chia các công việc giữa các đối tác trong cùng một dự án, mỗi đối tác có trách nhiệm tài trợ, xây dựng, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro phát sinh từ công việc được giao.

Các đối tác công và tư khi tham gia PPP cần phải xác định và hiểu rõ rất cả các rủi ro tiềm tàng liên quan đến PPP để đảm bảo rằng các rủi ro được phân chia một cách hợp lý.

- Tiến hành PPP theo chuẩn mực và tập quán quốc tế: Tiến đến xóa bỏ việc chỉ định thầu - là một đặc trưng của VN gây cản trở việc thu hút đầu tư của khối tư nhân. Đấu thầu cần công khai, cạnh tranh, và minh bạch. Hỗ trợ từ Chính phủ có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức, chứ không chỉ là bảo lãnh nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)