Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 67)

Mặc dù giai đoạn 2006 - 2013 tỉnh Phú Thọ đạt được những thành tựu nhất định, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 10,6%, GDP bình quân đầu người năm 2010 tăng 2,2 lần so với năm 2005. Đến thời điểm tháng 11 năm 2013 đạt 6,43% so với năm 2012. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được tăng cường, nhất là giao thông, thuỷ lợi; toàn tỉnh có 97,8% số hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, 85,7% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh, 100% số trạm y tế được kiên cố hoá và có bác sĩ phục vụ, 30% đường giao thông nông thôn được kiên cố hoá... tuy nhiên kết cấu hạ

tầng kinh tế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

+ Hệ thống đường giao thông vận tải chưa đồng bộ, thống nhất, liên kết giữa hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại, giữa các tuyến giao thông nội bộ, giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn chưa hoàn hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Hệ thống điện: Còn chưa đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện, hệ thống điện chưa đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, hệ thống dây tải điện cũ, nhỏ không đủ tải, tổn thất điện năng lớn.

+ Hệ thống nước sạch: Mới chỉ tập trung tại các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn; các vùng nông thôn tại các xã, thôn chủ yếu sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan, nước tự chảy nên rất mất vệ sinh và không đảm bảo tiêu chuẩn.

+ Hệ thống thoát nước: Còn thiếu, chưa đồng bộ, thoát chung cả nước mưa và nước thải, tình trạng úng ngập cục bộ, nước bẩn ứ đọng còn xảy ra ở nhiều phường, xã, khu vực.

+ Hệ thống thu gom rác thải: Toàn bộ rác thải và chất thải rắn chỉ được thu gom sau đó mang ra bãi chôn, đốt và công việc này cũng chỉ thực hiện trên địa bàn thành phố Việt Trì và các trung tâm thị xã, thị trấn huyện…

Với chiến lược và mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam; đồng thời, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng cũng như của cả nước, đòi hỏi phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hệ thống giao thông hiện đại, hệ thống điện, nước đủ cung cấp cho đời sống sinh hoạt, đáp ứng được yêu cầu vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Muốn vậy, đòi hỏi phải huy động nguồn lực từ mọi thành

59

phần kinh tế trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư dưới mọi hình thức với tổng số vốn đầu tư cần huy động 29 - 30 nghìn tỷ đồng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở tỉnh Phú Thọ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)