7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực GD&ĐT
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc XHCN.
a. ODA là nguồn vốn của ngân sách nhà nƣớc
Luật Ngân sách của Việt Nam có quy định ba nguồn vốn cơ bản để phát triển nền kinh tế là: nguồn vốn tích luỹ trong nước, vốn FDI và vốn ODA. Tuy nhiên, đối với các nước đang và chậm phát triển như Việt Nam, tỷ
lệ tích luỹ trong nước thường rất thấp nên nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài có một ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế. FDI và ODA là những nguồn vốn quan trọng nhất có thể huy động từ bên ngoài. Những nước đang và chậm phát triển thường có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém nên việc hút vốn FDI gặp nhiều khó khăn do hiệu quả kinh tế không cao.
b. ODA giú p các nƣớc đang phát triển tiếp thu nhƣ̃ng thành tƣ̣u khoa ho ̣c, công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i và phát triển nguồn nhân lƣ̣c.
Những lợi ích quan tro ̣ng mà ODA mang la ̣i cho các nước nhâ ̣n tài trợ là công nghệ , kỹ thuật hiện đại , kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến. Các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vì họ tin tưởng rằng viê ̣c phát triển của mô ̣t quốc gia quan hê ̣ mâ ̣t thiết với viê ̣c phát triển nguồn nhân lực. Đây mới chính là những lợi ích căn bản , lâu dài đối với nước nhâ ̣n tài trợ. Chỉ có điều là những lợi ích này thâ ̣t khó có thể lượng hoá được.
c. ODA giúp các nƣớc đang và chậm phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Hầu hết ở các nước đang và chậm phát triển, khu vực công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, sản xuất ít hiệu quả và cung cách quản lý kinh tế, tài chính kém hiệu quả trong khi dân số tăng nhanh. Điều này làm cho họ vấp phải nhiều khó khăn kinh tế như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức như WB, IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác thường xuyên có những chương trình giúp các nước điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện từng nước, tạo tiền đề cho sự phát triển. Chính sách này có xu hướng là chuyển chính sách kinh tế Nhà nước đóng vai trò trung tâm sang chính sách khuyến khích nền kinh tế phát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Nguồn vốn ODA có thể giúp các Chính phủ hoạt động hiệu quả và quản lý tốt bằng cách tiến hành thử nghiệm, học hỏi, truyền bá và thực hiện những ý tưởng mới trong việc cung cấp dịch vụ. Ở đây, mục tiêu chính không phải là yếu tố tài chính mà là hỗ trợ cải cách thể chế và chính sách, đồng thời chỉ ra phương hướng phát triển. Thể hiện rõ nét nhất thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại, toàn bộ số tiền viện trợ đều được các nhà tài trợ sử dụng vào mục đích thuê chuyên gia tư vấn quốc tế hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan giúp nước nhận viện trợ tiến hành các hoạt động cải cách hành chính.
đ. Tăng cƣờng vị thế của nƣớc sử dụng có hiệu quả ODA trên trƣờng quốc tế
Việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA ở mỗi một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến vị thế của nước đó trên trường quốc tế. Bất cứ một quốc gia, một nhà tài trợ nào trước khi viện trợ cho một quốc gia khác đều phải xem xét đến khả năng trả nợ của nước nhận viện trợ cũng như việc sử dụng có hiệu quả vốn ODA. Họ sẽ sẵn sàng đầu tư nhiều vào những nước quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ODA (cả về kinh tế và chính trị). Nói cách khác, những nước sử dụng có hiệu quả ODA sẽ có uy tín và là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài.