7. Kết cấu của luận văn
3.2. Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh
mới của Việt Nam
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ hiện đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách để phù hợp với bối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp: (i) Thay
đổi về chính sách viện trợ; (ii) Thay đổi về cơ cấu nguồn vốn viện trợ; và (iii) Thay đổi về phương thức hợp tác phát triển, cụ thể:
Về chính sách viện trợ
Theo tập quán viện trợ phát triển quốc tế, viện trợ với những điều kiện ưu đãi dành cho các nước nghèo, chậm phát triển thu nhập thấp. Tính chất ưu đãi của ODA thể hiện ở viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Trong quá khứ, là nước thu nhập thấp, Việt Nam đã được hưởng những ưu đãi của ODA trong thời kỳ 1993-2010. Do vậy, sự thay đổi đầu tiên của chính sách viện trợ của các nhà tài trợ đối với Việt Nam dễ nhận thấy là quy mô vốn ODA ưu đãi, bao gồm viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi giảm dần và trên thực tế, sau khi đạt đỉnh vào năm 2009, cam kết vốn ODA cho Việt Nam bắt đầu xu thế giảm dần.
Về cơ cấu nguồn viện trợ
Một số nhà tài trợ điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn ODA cung cấp cho Việt Nam theo hướng giảm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và các khoản vốn vay ưu đãi, mở các kênh tín dụng mới có các điều kiện cho vay kém ưu đãi hơn với lãi xuất sát với lãi xuất thị trường vốn, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ ngắn hơn. Thuật ngữ “vốn vay kém ưu đãi” của nhà tài trợ tương ứng với thuật ngữ “vốn vay ưu đãi” sử dụng trong Luật quản lý nợ công của Việt Nam. ADB và WB là những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc mở các kênh vốn vay kém ưu đãi. Đối với ADB là nguồn vốn vay thông thường (OCR) và WB là nguồn vốn vay kém ưu đãi của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) nằm trong Nhóm Ngân hàng Thế giới. Một số nhà tài trợ cũng cung cấp các nguồn vốn vay kém ưu đãi như vốn vay phát triển của CHLB Đức, vốn F3 của Pháp, vốn tài trợ phát triển khác (OOF) của Nhật Bản...
Về phương thức hợp tác phát triển
Một số nhà tài trợ chuyển đổi hình thức quan hệ hợp tác phát triển chính thức với Chính phủ Việt Nam sang hỗ trợ trực tiếp để phát triển quan hệ hợp tác giữa các đối tác của hai bên như quan hệ trực tiếp giữa các trường đại học, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu, các tổ chức xã hội,.... Một số nhà tài trợ có thể chấm dứt chương trình cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam.
Sự thay đổi tiếp theo ở cách tiếp cận và mô hình tài trợ phát triển, với việc tăng cường áp dụng tiếp cận chương trình, ngành (PBA), hỗ trợ ngân sách chung (GBS) và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu (TBS); khuyến khích sự tham gia vào quá trình phát triển của các tổ chức phi chính phủ; hỗ trợ khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực công, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phân công lao động và bổ trợ lẫn nhau trên cơ sở lợi thế so sánh giữa các nhà tài trợ.