7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực GD&ĐT
1.2.2. Nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA đầu tư cho GD&ĐT
GD&ĐT
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cho GD&ĐT như: tiếp cận theo chức năng quản lý, tiếp cận theo quá trình quản lý… Theo chức năng quản lý, quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA bao gồm: tạo lập môi trường pháp luật, xây dựng địnhhướng chiến lược, kế hoạch; sử dụng công cụ tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch; thực hiện các chính sách, biện pháp liên quan đến điều tiết nền kinh tế; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và tổ chức bộ máy. Cách tiếp cận theo chức năng quản lý thường được sử dụng để làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với thu hút và sử dụng vốn trong quốc gia.
a. Xây dựng chiến lƣợc sử dụng ODA
Xây dựng chiến lược sử dụng ODA cho ngành GD&ĐT là yêu cầu đầu tiên của công tác quản lý ODA. Việc xác định chiến lược sử dụng ODA cho ngành GD&ĐT sẽ làm cho quá trình sử dụng ODA đúng mục đích và không dẫn đến gánh nặng nợ nần cho các nước nhận tài trợ. Đối với một nước tiếp nhận ODA, điều quan trọng trước hết là cần xác định rõ chiến lược sử dụng ODA để vừa phù hợp với tôn chỉ mục tiêu của nước cấp viện trợ, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển KT - XH nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng vốn có của đất nước ở từng giai đoạn phát triển.
b. Xây dựng khuôn khổ pháp lý
Nghiên cứu của WB cho thấy môi trường pháp lý tốt và việc cải thiện thể chế chính sách ở những nước đang phát triển là chìa khóa phát huy hiệu quả của ODA. Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA, ngoài việc cần phải có một chiến lược thu hút và sử dụng vốn rõ ràng theo mục tiêu phát triển kinh tế từng thời kỳ, đồng thời phải có hệ thống chính sách và luật pháp hoàn chỉnh, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi.
Hài hòa thủ tục chính là một cách làm phù hợp giữa các bên tham gia bao gồm: Chính phủ, Nhà tài trợ và đơn vị thụ hưởng. Hài hòa thủ tục không chỉ diễn ra giữa Chính phủ (kể cả các đơn vị thụ hưởng) và nhà tài trợ mà trong cả nội bộ các cơ quan Chính phủ và trong nội bộ nhà tài trợ.
c. Xây dựng quy trình cam kết, ký kết và giải ngân
Viện trợ nước ngoài có liên quan đến nhiều cơ quan, chức năng ở trong nước trong suốt quá trình từ lúc vận động tài trợ cho đến khi hoàn tất cam kết hoàn trả. Do đó, Chính phủ nên thiết lập một cơ chế nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng thông suốt của cả hệ thống tổ chức liên quan đến viện trợ. Để đạt được điều đó, Chính phủ phải điều hành sát sao các hoạt động liên quan
đến nguồn vốn ODA, kết hợp với sự nỗ lực của các ngành, các cấp và các nhà tài trợ trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA.
Giải ngân vốn ODA là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện dự án ODA. Khả năng và tốc độ rút vốn nhanh hay chậm thể hiện chiến lược và tiến độ thực hiện dự án của nước đi vay. Thủ tục giải ngân liên quan đến các hoạt động mua sắm, đấu thầu các hạng mục công trình, thuê chuyên gia tư vấn,…
d. Xác định cơ cấu sử dụng
Nguồn vốn ODA phải được huy động để hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ cũng như phải được sử dụng một cách hợp lý và đảm bảo phân bổ phù hợp với mục tiêu phát triển KT - XH của quốc gia trong từng thời kỳ theo chính sách vĩ mô, không sử dụng trực tiếp cho lĩnh vực kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, vốn ODA phải được giải ngân đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các cơ quan Trung ương và giữa các địa phương để đảm bảo phát triển một cách toàn diện.
Ở các nước đang phát triển, vốn ODA thường được tập trung vào những lĩnh vực sau: xóa đói giảm nghèo; y tế, dân số và phát triển; giao thông vận tải, thông tin liên lạc; năng lượng; CSHT xã hội; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất nhằm giải quyết các vấn đề KT-XH; hỗ trợ cán cân thanh toán; giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; các vấn đề xã hội (tạo việc làm, cấp nước sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội); bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai; nghiên cứu chuẩn bị các chương trình, dự án phát triển (quy hoạch, điều tra cơ bản); cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, địa phương và phát triển thể chế.
đ. Vai trò quản lý của nhà nƣớc
Hiệu quả của viện trợ phụ thuộc vào chính sách và thể chế của các nước nhận viện trợ. Với những nước quản lý kinh tế tốt, viện trợ sẽ làm tăng đầu tư tư nhân, thúc đẩy tăng trưởng, đẩy nhanh quá trình giảm đói nghèo. Như vậy, có một mối quan hệ rất chặt chẽ giữa trình độ quản lý của nhà nước với tác động của viện trợ.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý nguồn vốn ODA là phải quản lý dựa vào kết quả. Nhận thức được vấn đề này, một số nước nhận viện trợ trước hết đã quan tâm đến nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với viện trợ nhằm sử dụng viện trợ có hiệu quả. Những vấn đề đã được đa số các nước quan tâm là tổ chức bộ máy, quy định các nguyên tắc trong việc sử dụng ODA và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu. Ở những nước này có sự nhất trí trong Chính phủ về mục tiêu quốc gia, chính sách và danh mục ưu tiên chi tiêu được rõ ràng.
Những vấn đề sau cũng được coi là những biện pháp cần thiết đảm bảo hiệu quả thực tế của ODA:
- Sự đánh giá tổng hợp về các nguồn vốn và triển vọng sử dụng nhằm đạt được càng nhiều tỷ trọng không hoàn lại trong tổng mức ODA; cân đối tất cả các khoản vay để có các khoản vay với các điều kiện ưu đãi, ít bị ràng buộc.
- Tính toán, chuyển đổi linh hoạt cơ cấu ngoại tệ vay nợ, cơ cấu ngoại tệ dự trữ để có thể giảm tối đa các tác động xấu của biến động tỷ giá tiền tệ.
- Nghiên cứu tác động của mỗi món nợ đến cơ cấu thanh toán nợ của đất nước trong mức cân bằng ngân sách để tính khả năng tiếp tục vay mới.