Định hƣớng xây dựng các chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Định hƣớng xây dựng các chính sách quản lý và sử dụng nguồn vốn

ODA cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Định hướng thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ tới dựa trên các căn cứ sau:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015;

- Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020;

- Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020;

- Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015”.

Cụ thể, các định hướng lớn về thu hút, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT, dạy nghề ở Việt Nam trong thời kỳ tới như sau:

3.4.1. Về huy động nguồn tài trợ

- Cùng với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ lớn có xu hướng giảm dần tài trợ vốn vay ưu đãi cho Việt Nam và chuyển sang cung cấp vốn vay kém ưu đãi hoặc vốn vay hỗn hợp. Với vai trò của ngành giáo dục là đào tạo, dạy nghề - nguồn nhân lực chất lượng cao –

một trong ba trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam chủ trương kêu gọi các nhà tài trợ tiếp tục dành vốn vay ưu đãi cho giáo dục, dạy nghề, bên cạnh đó có xem xét lộ trình vay vốn thương mại cho một số dự án được lựa chọn ở bậc giáo dục đại học.

- Ngoài các nhà tài trợ “truyền thống” trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề là WB, ADB, Hàn Quốc, Đức,... Chính phủ Việt Nam chú trọng thu hút nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ khác, các tổ chức quốc tế quan tâm đến phát triển giáo dục và các mục tiêu phát triển con người (Chính phủ Nhật Bản tài trợ vốn ODA bổ sung để xây dựng Trường Đại học Cần Thơ lên tầm cỡ khu vực và quốc tế, v.v...).

3.4.2. Các lĩnh vực ưu tiên

- Tiếp tục cải thiện tiếp cận giáo dục cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các đối tượng gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận như con em dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo, trẻ em không có nơi cư trú ổn định, trẻ em đường phố, v.v...;

- Hỗ trợ người học nghề (ưu tiên đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật và những người thuộc nhóm “yếu thế” khác); hỗ trợ đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội có nhu cầu nhưng khó thu hút học sinh vào học nghề.

- Chuyển dần trọng tâm từ tiếp cận giáo dục, dạy nghề sang nâng cao chất lượng giáo dục, dạy nghề thông qua việc cải tiến phương pháp giảng dạy, học hỏi và giới thiệu các mô hình tiên tiến, có tính đổi mới trong hoạt động dạy – học và nghiên cứu;

- Thu hút nguồn vốn tài trợ vào những ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ góp phần tích cực vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao;

- Tập trung nguồn lực xây dựng một số cơ sở giáo dục đại học đạt chất lượng khu vực và quốc tế;

- Tăng cường các công cụ, phương pháp và hệ thống theo dõi, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; xây dựng trường nghề chất lượng cao.

3.4.3. Về phương thức tổ chức quản lý và thực hiện chương trình, dự án

- Đẩy mạnh áp dụng phương thức hỗ trợ ngân sách, tài trợ theo ngành kết hợp với các chương trình phát triển chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn hệ thống và tăng cường quyền tự chủ theo tinh thần các cam kết về nâng cao hiệu quả viện trợ.

- Chuyển dịch mạnh sang phương thức quản lý dự án theo kết quả đầu ra cùng với việc tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án.

- Phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị thực hiện dự án, các ban quản lý dự án, trong đó đặc biệt chú trọng các tiêu chí cạnh tranh, bình đẳng, tính đổi mới và hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)