7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nƣớc
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như thực tế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam trong những năm qua đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu.
Một là, ODA gắn liền với các điều kiện chính trị, ngoại trừ một số khoản có tính chất cứu trợ khẩn cấp, viện trợ của nước ngoài nhìn chung có thể được coi là “đầu ra” của một chính sách đối ngoại và việc thực hiện những mục tiêu của chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, bằng nhiều chính sách đối ngoại khôn khéo các nước tiếp nhận viện trợ vẫn có thể đa phương hoá quan
hệ hỗ trợ phát triển của mình, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA phục vụ các mục tiêu phát triển trong khi vẫn giữ được độc lập tự chủ của đất nước.
Hai là, phải nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của nguồn vốn ODA để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao. Bên cạnh đó, phải có một quy hoạch tổng thể về chiến lược thu hút vốn ODA và tập trung sử dụng vốn ODA mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau.
Ba là, phải coi trọng hiệu quả sử dụng ODA hơn là số lượng ODA được sử dụng. Coi trọng hiệu quả hơn số lượng còn tránh cho nền kinh tế nguy cơ chịu đựng gánh nặng nợ nần nước ngoài.
Bốn là, nguồn vốn ODA là quan trọng nhưng vốn trong nước là quyết định. Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn ODA cực kỳ quan trọng nhưng nó chỉ là chất xúc tác cho các nước đang phát triển khai thác tiềm năng bên trong để phát triển. Vốn ODA không thể thay thế cho nguồn vốn trong nước.
Năm là, hệ thống pháp luật, chính sách về thu hút và sử dụng vốn ODA phải ổn định và nhất quán kết hợp với thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, đề tài tập trung nghiên cứu vào những vấn đề mang tính chất khái quát về nguồn vốn ODA, đặc biệt là việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này với ba nội dung chủ yếu sau: Khái quát chung về nguồn vốn ODA; Nội dung quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA; Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nước trên thế giới. Những nội dung được trình bày trong chương 1 chỉ mang tính lý thuyết và tạo cơ sở cho việc đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT tại Việt Nam trong chương 2 khi tìm hiểu về nguồn vốn này.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008 – 2013