Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý nhà nước về nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực GD&ĐT

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

- Thứ nhất, viện trợ chỉ có hiệu quả trong một môi trường cơ chế quản lý tốt. Điều kiện đầu tiên để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA là nước

tiếp nhận phải có một môi trường chính sách thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế và với nước đầu tư vốn ODA.

- Thứ hai, ODA đòi hỏi Chính phủ nước tiếp nhận phải có vốn đối ứng. Đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng của loại hình đầu tư này. “Vốn đối ứng” là giá trị các nguồn lực (tiền mặt, hiện vật) huy động trong nước để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án ODA theo yêu cầu.

- Thứ ba, nước tiếp nhận ODA phải xây dựng các chiến lược phát triển KT - XH làm cơ sở cho các nhà tài trợ xác định chiến lược phát triển của mình. Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước nhận viện trợ phải phù hợp với chính sách và phương hướng xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.

- Thứ tư, thoả mãn các điều kiện của bên viện trợ ODA. Thông thường, các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng về kỹ thuật và tư vấn công nghệ, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm được hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.

- Thứ năm, năng lực cán bộ làm công tác dự án và năng lực quản lý giám sát dự án cũng phải đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)