7. Kết cấu của luận văn
3.5. xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nguồn ODA lĩnh vực giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam
Để nâng cao khả năng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực GD&ĐT, cần tập trung thực hiện các nhóm giải pháp chủ yếu sau đây:
Nhóm giải pháp về thể chế, chính sách
- Hài hòa hơn nữa chính sách, quy trình và thủ tục về đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; mua sắm và đấu thầu, quản lý tài chính,… giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.
- Tiếp tục cải thiện tiếp cận giáo dục cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các đối tượng gặp khó khăn như con em dân tộc thiểu số, trẻ em nghèo, trẻ em không có nơi cư trú ổn định, trẻ em đường phố, v.v…
- Chuyển dần trọng tâm từ tiếp cận giáo dục sang nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc xây dựng và ban hành chương trình và sách giáo
khoa mới, cải tiến phương pháp giảng dạy, học hỏi và giới thiệu các mô hình tiên tiến, có tính đổi mới trong hoạt động dạy – học và nghiên cứu, trước mắt tập trung nguồn vốn ODA vào hỗ trợ triển khai Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, triển khai thành công mô hình trường học mới ở cấp tiểu học và tiến tới nhân rộng sang cấp trung học cơ sở.
Nhóm giải pháp về theo dõi, giám sát
- Thành lập Ban Chỉ đạo vốn ODA cấp trung ương ở các ngành giáo dục và đào tạo theo dõi và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc.
- Tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm toán thường xuyên đối với các dự án sử dụng vốn ODA, công trình lớn có sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.
- Xây dựng những căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống tổ chức theo dõi thực hiện các dự án ODA từ trung ương tới các ban quản lý dự án cho phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc phát sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân, tăng hiệu quả của các dự án ODA.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát và đánh giá ODA và vốn vay ưu đãi ở các cấp.
- Về phương thức tổ chức quản lý và thực hiện chương trình, dự án, cần ưu tiên áp dụng hình thức hỗ trợ dự án hoặc tài trợ theo ngành kết hợp với các chương trình phát triển chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cho toàn hệ thống và tăng cường quyền tự chủ theo tinh thần các cam kết về nâng cao hiệu quả ODA và chuyển dịch mạnh sang phương thức quản lý dự án theo kết quả đầu ra cùng với việc tăng cường hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án.
Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực
- Tăng cường năng lực quản lý chương trình, dự án thông qua các khóa đào tạo cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chương trình, dự án ODA thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch trung hạn về tăng cường năng lực quản lý và sử dụng ODA theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
Nhóm giải pháp về thông tin
Tiếp tục thúc đẩy và tạo điều kiện để triển khai việc trao đổi thông tin với các nhà tài trợ và xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ thuộc các lĩnh vực ưu tiên đầu tư.