7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của một số nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý và sử dụng ODA
Mặc dù mỗi nước nhận viện trợ có những đặc thù riêng nhưng việc sử dụng viện trợ có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào định hướng phát triển KT-XH, thể chế chính trị của nước nhận viện trợ. Tuy nhiên, mục tiêu chung nhất của ODA vẫn là thúc đẩy phát triển và giảm nghèo đói, nếu vốn ODA là yếu tố khách quan bên ngoài thì những điều kiện bên trong như cơ chế chính sách, thể chế chính trị, đội ngũ cán bộ… mang tính quyết định tới sự thành công hay thất bại tiến trình phát triển của nước nhận viện trợ.
Việc sử dụng nguồn vốn ODA của các nước nghèo trên thế giới không phải lúc nào và ở đâu cũng thành công. Có những trường hợp cùng một lượng tài trợ ở hai nước khác nhau lại đem lại kết quả hoàn toàn trái ngược nhau. Theo các chuyên gia nghiên cứu về ODA, hiệu quả sử dụng ODA liên quan chặt chẽ đến cơ chế quản lý tốt. Cơ chế quản lý tốt bao gồm các thể chế và chính sách dẫn đến sự phát triển nhanh và giảm được nghèo đói ở một nước nào đó. Các nước đang phát triển rút ra được một chính sách tốt và không tốt từ chính kinh nghiệm của bản thân họ và do học hỏi lẫn nhau.
Việt Nam là một nước đang phát triển nhận được nhiều nguồn vốn ODA thế giới trong những năm gần đây. Việc quản lý ODA có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu. Chúng ta có thể rút ra được kinh nghiệm từ bản thân và một phần kinh nghiệm quản lý ODA của các nước khác.
a. Malaysia
Ở Malaysia ODA được quản lý tập trung vào một đầu mối là Vụ Kinh tế Kế hoạch. Vụ Kinh tế Kế hoạch là cơ quan lập kế hoạch ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm phê duyệt chương trình, dự án và quyết định phân bổ ngân sách phục vụ mục tiêu phát triển quốc gia. Cơ quan Bộ Giáo dục có bộ phận
trực thuộc Vụ Kinh tế Kế hoạch, chịu trách nhiệm kêu gọi tài trọ, định hướng đầu tư, thẩm tra phê duyệt dự án, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, điều hành, quản lý, kiểm tra thực hiện dự án.
Trong Bộ Giáo dục lại phân ra các Ban quản lý dự án, Ban điều hành dự án và Ban điều phối dự án để thực hiện công tác và giám sát các dự án giáo dục được quản lý một cách chặt chẽ.
b. Thái Lan
Một trong những biện pháp giúp Thái Lan không bị sa lầy vào vòng nợ nần là xác định “trần vay”, trả hàng năm. Một khoản vay không được tính là nguồn thu ngân sách nhưng các khoản trả nợ được nhà nước cân đối trong ngân sách quốc gia hàng năm. Chính phủ Thái Lan quy định mức vay nợ không được vượt quá 10% kế hoạch thu ngân sách, mức trả nợ bằng 9% kim ngạch xuất nhập khẩu hoặc 20% chi ngân sách hàng năm. Sự khống chế này nhằm cân đối khả năng vay, trả nợ, mức xuất khẩu của đất nước, tránh vay mượn tràn lan. Nhiều dự án phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, có nguồn vay nhưng vượt quá giới hạn cho phép đều bị gác lại. Là một nước có mức vay nợ nước ngoài cao (từ năm 1980 - 1986 mức vay nợ mỗi năm bình quân khoảng 1,75% tỷ USD) nhưng Thái Lan luôn trả nợ đúng hạn (trung bình mỗi năm trên 1 tỷ USD).
Những vấn đề nêu trên chỉ là một vài khía cạnh chưa đầy đủ và là sự tổng hợp giản đơn những kinh nghiệm từ thực tế của các nước đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nên việc sử dụng vốn nước ngoài có hiệu quả trong một nền kinh tế thị trường là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Học tập những kinh nghiệm của các nước sẽ giúp Việt Nam sớm đi đến thành công.
c. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, Chính phủ quy định quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay để quyết định quy mô các khoản vay, tỷ lệ hoàn trả nợ từ 15-20 %/năm, tỷ lệ vay nợ <= 100%, để đảm bảo có thể hoàn trả lãi suất của các khoản vay đúng thời hạn. Các khoản vay để đầu tư vào các dự án trọng điểm của Nhà nước do Nhà nước vay và hoàn trả, hoặc do Nhà nước vay, các địa phương, Bộ ngành hoặc các doanh nghiệp trả. Các dự án của địa phương và của các Bộ ngành do các địa phương và các Bộ ngành tự vay tự trả, Nhà nước không can thiệp. Do đó, cơ cấu dư nợ nước ngoài của Trung Quốc ổn định hơn với độ rủi ro thấp hơn. Phần lớn nợ nước ngoài của Trung Quốc là nợ dài hạn, đây chính là nguyên nhân giúp Trung Quốc tránh được rủi ro nợ trong khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Hơn nữa, Trung Quốc luôn chú trọng hợp lý hoá hướng đầu tư của các khoản vay. Các khoản vay nước ngoài phần lớn được hưởng vào các ngành cơ sở hạ tầng như: năng lượng, giao thông. Ngoài ra, có thể đầu tư vào các dự án then chốt của ngành công nghiệp, đầu tư cải tạo kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng nông nghiệp, đầu tư cho phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các dự án nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật để có thể đảm bảo lợi ích kinh tế của các khoản vay. Nguồn vốn ODA mà Trung quốc thu hút được đã được sử dụng hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây của Trung Quốc luôn ở mức cao từ 8 - 10% /năm.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc luôn đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia. Bộ Tài chính làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. Bộ Tài chính
yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án. Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất. Trung Quốc chú trọng hơn tới hình thức vay theo dự án. Các khoản vay đều phải là các khoản vay của các dự án, không vay để bù đắp nợ tài chính.
d. Brazin
Ở Brazin, bằng vốn vay nước ngoài, đã đồng thời tiến hành một chương trình xây dựng kinh tế cực kỳ to lớn bao gồm một loạt dự án: Xây dựng tuyến đường sắt từ Miras Gnerais tới Sao Paolo kéo dài hơn 3 năm; Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện mà chỉ riêng một nhà máy đã ngốn số vốn gấp 10 lần số vốn đầu tư vào chương trình thuỷ lợi ở toàn vùng Đông Bắc; Xây dựng 9 nhà máy điện hạt nhân; Xây dựng tổ hợp nông - công nghiệp gang thép vùng Đông Bắc với số vốn khổng lồ 620 triệu USD. Kết quả là Brazin đã trở thành con nợ lớn nhất thế giới: 108 tỷ USD năm 1986 và là một trong hai nước đầu tiên tuyên bố vỡ nợ vào tháng 8 năm 1992.