Thời kỳ từ tháng 10/1993 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển ODA ở Việt Nam

2.1.2. Thời kỳ từ tháng 10/1993 đến nay

Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris dưới sự chủ trì của WB vào tháng 11/1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Thời gian này, Việt Nam chính thức nối lại quan hệ tín dụng với 3 tổ chức tài chính quốc tế là IMF, WB, ADB; thể hiện qua việc WB đã hỗ trợ một khoản vay trị giá 35 triệu USD để thanh toán nợ câu lạc bộ Luân Đôn, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể huy động các nguồn vốn trên thị trường tài chính

quốc tế. Đây là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì của Chính phủ Việt Nam với các Chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để huy động nguồn tài trợ cho việc trả hết các khoản nợ quá hạn. Do đó, năm 1993 được lấy làm mốc kể từ ngày Việt Nam bắt đầu tiếp nhận nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ song phương, đa phương cũng như các Tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài (INGOs).

Thời gian qua, cộng đồng tài trợ tại Việt Nam đã mở rộng rất nhiều và hiện có 51 nhà tài trợ, gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương đang hoạt động thường xuyên tại Việt Nam. Hiện nay, WB là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất và Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam.

Nguồn vốn ODA được sử dụng trong hầu hết các ngành kinh tế lớn của quốc gia và tập trung chủ yếu vào các ngành nhằm phát triển hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội như năng lượng, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, thuỷ lợi, cấp thoát nước. Ngoài ra, một phần không nhỏ nguồn vốn ODA (chiếm khoảng 15% tổng số vốn) được sử dụng dưới dạng các hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cho các cơ quan khác nhau của Chính phủ, tiến hành các cuộc nghiên cứu chương trình, dự án phát triển, nghiên cứu khoa học, khảo sát, điều tra cơ bản… Các hỗ trợ kỹ thuật này trên thực tế đã có tác dụng quan trọng góp phần cho cải cách kinh tế, phát triển thể chế, cải cách hành chính và đào tạo đội ngũ cán bộ cho giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường.

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Nền kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân 7,5%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% vào đầu những năm 90 xuống còn 10,6% vào năm 2010, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC và nhiều diễn đàn, tổ chức quốc tế khác... Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của nguồn vốn ODA như một phần trong sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)