Một số kiến nghị các cơ quan nhằm tăng cƣờng quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 76 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.6. Một số kiến nghị các cơ quan nhằm tăng cƣờng quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam

Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở Nghị định mới thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ dự kiến sẽ ban hành tháng 7 năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức hội thảo quán triệt Nghị định mới thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hoàn thiện khung thể chế trong lĩnh vực đấu thầu trên cơ sở Luật Đấu thầu sửa đổi, bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và hài hòa với quy trình, thủ tục của nhà tài trợ, theo hướng trao quyền nhiều hơn cho các Ban Quản lý dự án trong công tác đấu thầu, giải quyết dứt điểm tình trạng phá giá trong đấu thầu, có quá nhiều cấp tham gia vào việc trình, duyệt dẫn đến việc không xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan.

- Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng đấu thầu trong các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi.

- Trên cơ sở Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/01/2013 về việc quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, để đột phá hơn nữa về giải ngân, các ngành, các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi và các nhà tài trợ triển khai các hoạt động rà soát, kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA giải ngân chậm, có nhiều vướng mắc, khó khăn để có biện pháp tháo gỡ, nâng cao tỷ lệ giải ngân của các chương trình, dự án trong lĩnh vực GD&ĐT.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ tổ chức triển khai các cam kết và chương trình hành động thực hiện Văn kiện Quan hệ đối tác Việt Nam (VPD) để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với bối cảnh mới.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu toàn diện cách thức tổ chức, đánh giá năng lực các Ban Quản lý dự án, xây dựng Thông tư hướng dẫn riêng về thành lập các Ban Quản lý dự án; thiết lập hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề về quản lý dự án; phối hợp với các nhà tài trợ tổ chức các khóa đào tạo về quản lý dự án.

Đối với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy chế giám sát hiệu quả, đảm bảo cho việc giải ngân và giao dự toán ngân sách cho các chương trình, dự án hỗ trợ ngân sách nhà nước được thực hiện kịp thời với kế hoạch giải ngân của các nhà tài trợ và đúng mục tiêu thiết kế ban đầu của các chương trình, dự án.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng danh mục chương trình, dự án ưu tiên, trọng điểm nhằm kêu gọi nguồn

vốn ODA trên cơ sở Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020.

Đối với các Bộ, ngành, địa phương

- Các Bộ, ngành và địa phương cải tiến các thủ tục hành chính phù hợp với Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.

- Cơ quan chủ quản, chủ dự án khi thành lập Ban Quản lý dự án phải tính đến việc sử dụng các Ban Quản lý dự án hiện có, có đủ năng lực hoặc Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp để thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện dự án; tăng cường phân cấp trách nhiệm cho các Ban Quản lý dự án nhằm rút ngắn thời gian trình duyệt, xử lý.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ xây dựng Thông tư mới để thay thế Thông tư 01/2008/TT- BNG ngày 04/02/2008 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức theo tinh thần của Hiến pháp (sửa đổi) 2013. Trên cơ sở này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần sớm khẩn trương sửa đổi Nghị định 38/2013/NĐ-CP liên quan đến trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện điều ước quốc tế đối với các chương trình, dự án ODA nhân danh Nhà nước.

- Các Bộ, ngành và địa phương rà soát toàn bộ các chương trình, dự án, các gói thầu, đề xuất quy trình, giải pháp cụ thể bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý dự án, trong đó lưu ý có phương án phòng ngừa đối với các dự án có tiềm năng tham nhũng cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ việc nghiên cứu những vấn đề tổng quan nhất về nguồn vốn ODA và hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở chương 1 và thực trạng của hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam cũng như những hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của nó, chương 3 của đề tài tập trung vào việc đưa ra những giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong triển vọng và định hướng phát triển của đất nước nhằm đưa hoạt động quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo có bước phát triển bền vững, hiệu quả và lâu dài.

KẾT LUẬN CHUNG

Trong thời gian qua, nguồn vốn ODA đã có đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của Việt Nam cũng như hỗ trợ Việt Nam thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý, kịp thời, có hiệu quả cho các ngành nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng là rất cần thiết. Tuy nhiên, vốn ODA không thể thay thế được vốn trong nước, mà chỉ là “chất xúc tác”, tạo điều kiện để khai thác tối đa và có hiệu quả mọi nguồn vốn phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Các chương trình, dự án ODA đã và đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nói riêng. Nguồn vốn ODA không chỉ giúp tăng cường về cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cho ngành giáo dục mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến trên thế giới, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất GD&ĐT.

Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; các văn bản pháp quy có liên quan như: Luật đầu tư công và Luật quản lý nợ công.

Về định hướng quản lý sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi cho từng cấp học, bậc học, cụ thể, đối với giáo dục đại học cần đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi để thành lập các trường đại học xuất sắc (như các trường: Đại học Việt Đức và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội); lựa chọn, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng vốn vay ưu đãi hỗ trợ cho vay đầu tư cơ sở vật chất cho một số trường đại học có uy tín, chất lượng đào

tạo tốt để có thể tiến tới tự chủ hoạt động và trở thành các trường đại học chất lượng cao; nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý để các trường đại học ngoài công lập đủ tiêu chuẩn tiếp cận vốn vay ưu đãi thông qua các quỹ phát triển địa phương hoặc các ngân hàng thương mại.

Trước mắt, đối với giáo dục phổ thông thì ưu tiên thực hiện Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa và Dự án “Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông” đã được phê duyệt, tập trung vào 3 nội dung: triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ; đổi mới thi, kiểm tra và kiểm định , đánh giá chất lượng giáo dục . Trong đó, cấp trung học phổ thông ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin theo chuẩn mực quốc tế; tăng hiệu quả việc triển khai phân luồng và định hướng nghề nghiệp ở giáo dục phổ thông. Cấp tiểu học và trung học cơ sở đầu tư theo các chương trình mục tiêu, cần hướng các đối tác phát triển tài trợ theo phương thức hỗ trợ ngân sách.

Đối với giáo dục mầm non ưu tiên sử dụng vốn vay ưu đãi tài trợ bổ sung ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ các chương trình mục tiêu cho kiên cố hóa trường lớp mầm non ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Cần củng cố và nâng cao năng lực các ban quản lý dự án hiện có theo hướng chuyên nghiệp; thường xuyên phối hợp với các nhà tài trợ để tiếp thu, điều chỉnh kịp thời về công tác quản lý chương trình, dự án thông qua các khuyến nghị của tư vấn độc lập về hiệu quả tài trợ đối với các chương trình, dự án; định kỳ đánh giá tác động, hiệu quả sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi dành cho giáo dục đào tạo.

Hơn nữa, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn từ bên ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy không phải lúc nào ODA cũng mang lại hiệu quả tốt. Nếu được quản lý và sử dụng có hiệu quả, thì ODA là nguồn lực quan

trọng để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, góp phần tăng trưởng và cải thiện đời sống của nhân dân. Ngược lại, nếu ODA bị quản lý và sử dụng kém hiệu quả thì hậu quả để lại cho mỗi quốc gia sẽ càng vay càng nghèo, dẫn đến tình trạng nợ nần không trả được.

Trong một số trường hợp, viện trợ đã không làm giảm được tình trạng nghèo mà trái lại có khi nó còn làm trầm trọng thêm tình trạng này do tệ quan liêu, tham nhũng, cũng như việc xử lý và phân bổ không hợp lý nguồn viện trợ ở các nước nhận viện trợ. Vì vậy, chúng ta cần khai thác được mặt tốt của ODA và đồng thời cũng hạn chế được tác động và hậu quả không tốt của nó.

Đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy , em rất mong nhâ ̣n được ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn cùng các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Báo cáo tình hình thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2010), Giáo trình đào tạo quản lý dự án ODA, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012, 2013), Báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA năm 2012, 2013, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), 20 năm hợp tác và phát triển, Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo đánh giá hợp tác phát triển

giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo đánh giá hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ, Hà Nội.

7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Báo cáo về tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời gian qua, Hà Nội.

8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Hà Nội. 9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số

131/2006/NĐ-CP (2006), ban hành kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 38/2013/NĐ- CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Hà Nội.

12. Tác giả Nguyễn Thùy Hương (2011) có công trình: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 – 2010”, Đề tài cao học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Long (2006), Đổi mới tư duy, phát triển giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

14. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

15. Tác giả Hà Thị Ngọc Oanh (2000), Hỗ trợ phát triển chính thức ODA, Nhà xuất bản Giáo dục.

16. Tác giả Vũ Thị Kim Oanh (2004), vốn ODA với chiến lược phát triển giáo dục đại học của Việt Nam đến năm 2010 – Thực trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

17. Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2004), Kinh nghiệm sử dụng ODA của một số nước và bài học rút ra đối với Việt Nam, Tạp chí Khoa học Thương mại, Hà Nội.

18. Quyết định số 106/QĐ-TTg (2012), Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”, Hà Nội.

19. Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg (2006), Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010”, Hà Nội. 20. Văn kiện Đại hội Đảng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

2011-2020, Hà Nội.

21. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hà Nội.

23. Tác giả Phạm Thị Túy (2005), Nâng cao khả năng thu hút, giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, Hà Nội. Các Website: 24. www.ciem.org.vn 25. www.gso.gov.vn 26. www.mof.gov.vn 27. www.mpi.gov.vn 28. www.moet.edu.vn 29. www.oda.gov.vn 30. www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn 31. www.vir.com.vn 32. www.vnanet.vn 33. www.vnexpress.net 34. www.worldbank.com.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

BIỂU CAM KẾT, KÝ KẾT VÀ GIẢI NGÂN TỪ 2008-2013

NĂM CAM KẾT KÝ KẾT GIẢI NGÂN

2008 5.914,67 4.560,43 2.253 2009 8.063,87 6.380,19 4.105 2010 7.905,51 3.503,61 3.541 2011 7.386,77 6.803,40 3.650 2012 6.486,00 5.874,32 4.183 2013 6.601,73 5.137 Tổng số 35.756,82 33.723,67 22.869,00

Ghi chú: Từ năm 2013, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) chuyển thành Diễn đàn đối tác phát triển (VDPF) và sẽ không có số cam kết tại Diễn đàn.

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA KÝ KẾT THỜI KỲ 2008-2013 TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ

Đơn vị: Triệu USD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại việt nam 001 (Trang 76 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)