Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và kết qủa thực hiện các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảmnghèo bền vững tại huyện

2.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và kết qủa thực hiện các tiêu chí

2.2.4.1. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát

Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo, trong 5 năm qua, Huyện ủy, HĐND huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện và các ban, ngành đã kiểm tra, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo ở một số địa phương; qua đó kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn, vướng mắc, cụ thể có các Chuyên đề về giám sát của Ban Kinh tế - xã hội về công tác rà soát hộ nghèo, các cuộc kiểm tra về thực hiện các chính sách an sinh xã hội; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chính sách,

pháp luật về giảm nghèo được tổ chức ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở quan tâm thực hiện hiệu quả, qua đó, xác định đối tượng thụ hưởng, tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời; các vi phạm được chấn chỉnh, xử lý theo quy định.

Qua các đợt kiểm tra, giám sát đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo tại địa phương cũng như trong QLNN về giảm nghèo, nêu rõ các nguyên nhân và kiến nghị biện pháp khắc phục, đồng thời đề xuất Chính phủ, TTgCP, các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp hơn.

Giảm nghèo bền vững là hoạt động tổng hợp, phối kết hợp của các cấp, ngành, nguồn lực của Chính phủ, của xã hội và bản thân người nghèo để nhằm mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, tiến tới vươn lên thoát nghèo bền vững. Kết quả đạt được trong hoạt động giảm nghèo sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Do đó, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực XĐGN là một hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho XĐGN hiệu quả và bền vững, tránh tiêu cực và thất thoát, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, của xã hội và của chính bản thân người nghèo.

Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án trong chương trình đảm bảo đúng đối tượng; Phòng Lao động -TB&XH ban hành hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát; hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp,... Đồng thời, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, phân công các đồng chí trong Ban chỉ đạo theo dõi tại từng xã và thị trấn về một số lĩnh vực thực hiện như: Cấp thẻ bảo hiểm y tế, rà soát hộ nghèo, vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tiền cho hộ nghèo, cấp phát lương thực... Qua thanh tra, kiểm tra mà đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vị phạm ví dụ như trường hợp các xã An Ninh, Vạn Ninh cấp phát sai tiền trợ cấp tết

cho người nghèo năm 2013, hộ nghèo thì không nhận được tiền trợ cấp mà gia đình, anh em họ hàng của những quan chức cấp xã không thuộc diện hộ nghèo thì lại được nhận trợ cấp; hoặc ở một số xã, có trường hợp nhiều gia đình có người được hưỡng chế độ chính sách của nhà nước, nhưng khi mất họ đã có sự thông đồng với cán bộ LĐTB&XH của xã không báo cáo lên cấp trên mà vẫn để tiếp tục hưởng chế độ thêm nhiều năm,…

2.2.4.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí giảm nghèo

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch đề ra từ đầu năm, chính quyền hai cấp đã triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp chỉ đạo, điều hành của tỉnh. Hoạt động giảm nghèo được huyện quan tâm tổ chức thực hiện các biện pháp tích cực, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Trên cơ sở số hộ nghèo đầu năm, phân tích thực trạng, nguyên nhân nghèo của hộ nghèo tại các xã, thị trấn và các lĩnh vực có ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo, đề ra những giải pháp tích cực nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tiềm năng lợi thế của huyện để thực hiện tốt chương trình, kế hoạch giảm nghèo hàng năm đề ra. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo, giải quyết việc làm cấp huyện, các cơ quan liên quan thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh thực hiện chương trình, kế hoạch giảm nghèo, tạo sự chuyển biến tích cực trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, đặc biệt là xây dựng ý thức tự vươn lên của các hộ gia đình nghèo, người nghèo, tránh tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, tích cực tuyên truyền các chính sách về việc làm nhằm thay đổi nhận thức của một bộ phận nhân dân về lao động việc làm; làm tốt công tác vận động và thực hiện có hiệu quả nguồn xã hội hoá công tác giảm nghèo theo hướng nhà nước, cộng đồng xã hội hỗ trợ và bản thân hộ gia đình nghèo, người nghèo tự vươn lên nâng cao đời sống và thoát nghèo bền vững.

Năm 2011, toàn huyện Quảng Ninh có 5.435 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 24,13%, hộ cận nghèo chiếm 22,47%; Đến cuối năm 2015, có 2.272 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9,1%, số hộ cận nghèo có 2.940 hộ chiếm ty lệ 11,7%. Như vậy, chúng ta thấy số hộ

nghèo của huyện giảm đáng kể: 3.163 hộ. Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc giảm nghèo của huyện Quảng Ninh. Tuy nhiên, con số 9,1% vẫn còn cao so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh. Mặc dù năm 2016, tỉ lệ hộ nghèo có tăng 4,6% so với năm 2015 (do rà soát theo phương pháp tiếp cận đa chiều theo chuẩn mới của từng giai đoạn). Số hộ nghèo tăng lên đã đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn cho hoạt động giảm nghèo của huyện. Nhưng nhìn chung cả quả trình từ 2011 đến 2016, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm gần một nửa.

Bảng 2.9. Thực trạng đói nghèo ở huyện Quảng Ninh

Tổng số hộ Tổng số hộ cận

Tỉ lệ hộ

Tổng số nghèo Tỉ lệ hộ nghèo

Năm cận

hộ Tổng Dân tộc nghèo Tổng số Dân tộc nghèo

số TS TS 2011 22.523 5.435 549 24,13 5.061 116 22,47 2012 23.087 4.765 626 20,64 4.767 106 20,62 2013 24.360 4.179 657 17,33 4.325 101 17,93 2014 25.099 3.439 622 13,89 3.677 92 15,09 2015 25.099 2.272 620 9,1 2.940 150 11,7 2016 25.723 3.516 722 13,7 2.503 122 9,7

(Nguồn: Số liệu điều tra của UBND huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 và năm 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)