Thực trạng thực hiện các chính sách giảmnghèo bền vững tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

huyện Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững

Để thực hiện giảm nghèo bền vững, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-HU về Chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015, và Chương trình hành động số 05-CTr/HU ngày 30/9/2016 về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ giải

pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Chương trình đã đặt ra nhiệm vụ trong tâm như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục tiêu giảm nghèo, giải

quyết việc làm đến các cấp, các ngành, nhân dân và đặc biệt là người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

- Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn, bản ĐBKK, với Chương trình xây dựng Nông thôn mới và các Chương trình, Dự án phát triển KT-XH góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo bền vững.

- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư nguồn lực cho các vùng khó khăn, nhất là 2 xã miền

núi ĐBKK; xã bãi ngang ven biển bị ảnh hưởng trực tiếp do nguyên nhân sự cố môi trường biển gây ra; tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển sản xuất, đất sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chính sách đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp nhằm tạo sinh kế ổn định, bền vững cho hộ nghèo, người nghèo.

- Khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, đặc biệt là các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp do nguyên nhân sự cố môi trường biển gây nên; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù theo quy định nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo; thực hiện có hiệu quả chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân để người dân yên tâm sản xuất.

- Tập trung các giải pháp để cùng với tỉnh và các nhà đầu tư triển khai nhanh

liệu, chế biến... trên địa bàn huyện nhằm góp phần giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao chất lượng, số lượng đào tạo nghề, tập trung đào tạo các nghề

gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch, các ngành nghề truyền thống và ưu tiên dạy nghề chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động tại vùng bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố môi trường biển gây ra trên địa bàn, chú trọng các nghề mới và gắn với chương trình xuất khẩu lao động; gắn đào tạo nghề với việc dự báo, xác định được nhu cầu việc làm, thị trường lao động sau đào tạo.

- Thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các cơ chế, chính sách giảm nghèo

để cải thiện điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo, như bảo hiểm y tế, giáo dục - đào tạo, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý…Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo: “Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực hiện xoá đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của xã hội. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự trợ giúp trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng ĐBKK. Ngăn chặn tình trạng tái nghèo.

- Theo điều kiện thực tế của huyện Quảng Ninh, quan điểm chỉ đạo của Chương trình giảm nghèo huyện Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 là:

+ Song song với tăng trưởng kinh tế phải đẩy mạnh giảm nghèo, bảo đảm công bằng và ổn định xã hội trong quá trình phát triển giữa các địa phương trong huyện, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, nâng cao năng lực của người nghèo, tạo môi trường, điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất tự vươn lên thoát nghèo và phấn đấu trở lên khá giả, giàu có; chú trọng quan tâm đến nhu cầu về giáo dục, y tế, nhà ở và nước sạch của nhóm nghèo nhất.

+ Xã hội hóa giảm nghèo: Nhà nước, xã hội và người dân đều phải chia sẻ trách nhiệm xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo; cái gì dân làm được thì tạo điều kiện để dân làm, cái gì dân không làm được thì Nhà nước làm, đảm bảo tính bền vững, lâu dài. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho giảm nghèo, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng địa phương kết hợp với nguồn lực của dân, cộng đồng, Nhà nước, doanh nghiệp, quốc tế để đảm bảo đủ nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo.

+ Ưu tiên nguồn lực cho địa bàn khó khăn nhất, có tỷ lệ hộ nghèo cao trên cơ sở

tiêu chí phân bổ khách quan và khoa học nhằm đảm bảo nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và công bằng minh bạch trong phân bổ nguồn lực.

+ Tăng cường phân cấp cho địa phương trên cơ sở nâng cao năng lực, thực

hiện dân chủ công khai, bình đẳng trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình và bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực, có tâm huyết làm công tác giảm nghèo. Xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị, giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện chương trình. Tăng cường sự tham gia của người dân đặc biệt là người nghèo, phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số và các tổ chức đoàn thể, xã hội trong mọi hoạt động của chương trình.

2.2.2. Thực trạng xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản về công tác giảm nghèo bền vững

Trong điều kiện là huyện có có tỷ lệ nghèo gần ngang bằng với mức bình quân của tỉnh theo phương pháp tiếp cận đa chiều, sự cố môi trường biển, thiên tai, lũ lụt đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, nhưng địa phương đã quyết tâm, tập trung nỗ lực phấn đấu và đã hoàn thành mục tiêu giảm nghèo mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã đề ra là "Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm 1-2% năm". Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Phòng LĐTB&XH, sự phối hợp chặt chẽ của của các cấp, các ban ngành, đoàn thể, hoạt động giảm nghèo được triển khai và thực hiện tích cực, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn huyện, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số. Thông qua tác động từ các chương trình, chính sách

hỗ trợ giảm nghèo, tình hình đời sống của người dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo, thôn nghèo, xã nghèo nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, nhất là về y tế, giáo dục và nhà ở. Nhiều công trình hạ tầng tại các xã nghèo, thôn, bản ĐBKK được đầu tư xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới, nhất là hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế và công trình thuỷ lợi ngày càng hoàn thiện, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, phát triển sản xuất, giảm dần khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi.

UBND huyện đã ban hành Quyết định 1027/QĐ-UBND ngày 17/11/2011 của UBND huyện về việc ban hành “Đề án Giảm nghèo - Giải quyết việc làm - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 huyện Quảng Ninh” và Quyết định 1113/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND huyện về việc ban hành “Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2010-2020”.

Thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/TU ngày 13/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 1500/KH-UBND ngày 12/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm giai đoạn 2016- 2020. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chương trình hành động số 05- CTr/HU ngày 30/9/2016 về giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm giai đoạn 2016-2020. UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày 07/11/2016 về thực hiện Chương trình hành động số 05-CTr/HU ngày 30/9/2016 của Ban Thường vụ Huyện ủy; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Ủy ban nhân dân huyện tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt, toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm, trọng điểm như: Chương trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch, thu hút đầu tư, giảm nghèo, giải quyết việc làm... nên tình hình kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá; Công tác văn hoá, giáo dục, y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình đạt nhiều kết quả đáng khích lệ; an sinh xã hội đảm bảo, Quốc phòng - An ninh được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện.

Thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Các văn bản pháp luật, các chính sách, dự án XĐGN và giải quyết việc làm là cơ sở pháp lý quan trọng để Quảng Ninh thực hiện tốt hoạt động giảm nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)