Điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

2.1. Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

2.1.2. Điều kiện xã hội

- Dân số: Theo số liệu từ Chi cục Thống kê của huyện Quảng Ninh, dân số trung bình của huyện có sự biến động qua các năm và được thể hiện ở Bảng 2.1. Dân số dao động từ 87.794 –90.226 nguời từ năm 2011 - 2016.

Trong giai đoạn 2001 - 2005 tỷ suất sinh giảm trung bình là 0,6‰/năm; giai đoạn 2006 - 2016 giảm 0,1‰/năm. Do đặc điều kiện tự nhiên của vùng, dân số không nhiều, mật độ dân cư thấp và bố trí không đều giữa các vùng. Dân cư tập trung ở các vùng đồi núi, nông thôn và vùng ven biển chỉ chiếm 7,6% dân số nhưng lại chiếm 90% diện tích lãnh thổ toàn huyện.

- Lao động: Nguồn lao động năm 2016 có 66.017 người, trong đó lao động

trong độ tuổi là 56.552 người và số ngoài độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 9.465 người; lao động chưa có việc làm còn 1.953 người, tỷ lệ thất nghiệp còn 3,4% tổng số lao động và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động mới chiếm 80%. Lao động qua đào tạo nghề chiếm 39,6%, còn lại là chưa qua đào tạo.

Bảng 2.1.Dân số và lao động huyện Quảng Ninh qua các năm Phân theo giới Phân theo Nông thôn, Trong độ

Năm

Tổng tính(người) Thành thị(người) tuổi lao Tỷ lệ

số động(ng (%)

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

ười) 2011 87.794 43.995 43.799 4.335 83.459 56.152 63,96 2012 88.682 44.019 44.663 4.417 84.265 57.088 64,37 2013 89.062 44.782 44.280 4.454 84.608 58.025 65,15 2014 89.462 49.960 44.502 4.515 84.947 56.103 62,71 2015 89.908 45.185 44.723 4.556 85.352 56.447 62,78 2016 90.226 46.154 44.072 4.572 85.654 56.552 62,67

- Dân tộc: Toàn huyện có 2 dân tộc Kinh (chiếm 96,4%) và dân tộc Bru Vân Kiều (chiếm 3,6%). Dân tộc Vân Kiều chủ yếu sống ở vùng núi thuộc 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân. Đời sống nhân dân của 2 xã này, đặc biệt là đồng bào dân tộc Vân Kiều vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức là do kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu; phát triển tiểu thủ công nghiệp còn lúng túng, trình độ dân trí thấp, trình độ phát triển của các dân tộc chưa đồng đều, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực; tỷ lệ hộ nghèo cao (Cuối năm 2016: xã Trường Sơn chiếm 66,7%, Trường Xuân chiếm 37,9%), kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn thấp kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thủy lợi nhỏ, thông tin và hạ tầng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác đúng mức; quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh thấp và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)