3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảmnghèo
3.2.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về giảmnghèo bền vững
Để thực hiện các chính sách giảm nghèo có hiệu quả, các xã, thị trấn cần chú trọng xây dựng kế hoạch giảm nghèo hàng năm và cả giai đoạn, trong đó xác định được mục tiêu cụ thể, đối tượng cụ thể, nội dung trọng tâm cần thực hiện và các giải pháp cơ bản, cụ thể, sát thực để tập trung nguồn lực thực hiện. Làm rõ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch, tạo điều kiện để chính quyền địa phương chủ động, người dân tự bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác, quyết tâm thoát nghèo vươn lên làm giàu của các xã nghèo, vùng nghèo và chính bản thân người nghèo trong quá trình triển khai chương trình giảm nghèo. Trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, hội, đoàn thể, cán bộ, đảng viên trực tiếp theo dõi, phụ trách để thực hiện thành công kế hoạch giảm nghèo của địa phương mình.
Tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền trong việc xác định các mục tiêu, đối tượng của kế hoạch, đây được xem là yếu tố hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc thực hiện công tác giảm nghèo có kế hoạch, nội dung, lộ trình cụ thể và có tính khả thi cao.
Trong điều kiện nguồn lực có hạn, cần xác định đối tượng hưởng lợi nên tập trung vào ai, không nên đưa quá nhiều vào đối tượng hưởng lợi trong khi không có đủ nguồn lực để vươn tới hết các đối tượng. Do đó, khâu xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thới gian tới cần lưu ý tập trung giải quyết ba vấn đề lớn là: hoàn thiện cơ chế xác định đối tượng nghèo, xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch xuất phát từ yêu cầu thực tế và phạm vi nguồn lực cho phép, có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý.
3.2.2. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến mức độ đói nghèo, nhưng thường bị
bỏ qua và chậm đổi mới. Xét toàn cảnh, tác động của nhân tố hướng dẫn, tổ chức, quản lý của các cấp đến đói nghèo có mức độ khác nhau. Những văn bản quy phạm
pháp luật, những chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là cơ sở, nền tảng của hoạt động giảm nghèo bền vững. Để hoàn thiện hơn nữa việc ban hành, hướng dẫn, tổ chức và thực thi các văn bản QPPL về giảm nghèo, cần chú ý một số vấn đề sau:
Ban hành văn bản phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch chung của tỉnh và của cả nước, không trái với văn bản cùng cấp và văn bản cấp trên. Các phòng, ban, ngành cần tăng cường sự phối hợp trong quá trình dự thảo văn bản, ngay từ đầu năm các ngành, địa phương tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng và ban hành các văn bản về giảm nghèo; tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện các văn bản đó, trong thực tế cần quan tâm tới việc lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương có sự tham gia của người dân mà đặc biệt là người nghèo - đối tượng thủ hưởng các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện; ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách cụ thể từng xã, thị trấn để hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phù hợp với đặc điểm thực tế trên từng địa bàn...
Nghiên cứu toàn diện về thực trạng đói nghèo ở từng địa phương, rà soát và phân loại cụ thể các đối tượng nghèo đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung, nhất là vùng miền núi, dân tộc ĐBKK, những vùng sản xuất tập trung thuận lợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp), phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Như: chính sách cho vay vốn hỗ trợ sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số ĐBKK; chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, đồng thời, tham mưu rà soát các đối tượng
hộ mới thoát nghèo tham gia BHYT; chỉ đạo triển khai thực hiện kịp thời một số chính sách như: chính sách miễn, giảm học phí; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách xóa nhà tạm cho hộ nghèo tại khu vực nông thôn; ban hành chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên vùng đất cát Hải Ninh; chính sách
khuyến khích phát triển làng nghề; chính sách khuyến khích phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp như chuyên cach dưa hấu Hàm Ninh và xây dựng thương hiệu dưa hấu Hàm Ninh, khoai deo Hải Ninh....
UBND huyện thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thường vụ Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐTB&XH về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo xuống tận cơ sở. Trong việc thực thi các văn bản chính sách cần xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện cụ thể. Tùy từng nội dung cụ thể mà có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan cho phù hợp.
Thu gọn đầu mối, thực hiện các chính sách giảm nghèo theo chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các địa phương nhằm tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các chính sách. Giảm dần các chính sách hỗ trợ “cho không”, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay có điều kiện, có thời hạn để khắc phục tình trạng “không muốn thoát nghèo” theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài các cơ chế, chính sách giảm nghèo của Trung ương đã ban hành đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, để đạt được mục tiêu giảm nghèo, các phòng, ban, ngành và địa phương cần chủ động tham mưu đề xuất UBND tỉnh xem xét, ban hành một số chính sách giảm nghèo đặc thù riêng của tỉnh phù hợp với điều kiện, khả năng ngân sách của địa phương, như: chính sách hỗ trợ hộ nghèo kinh niên, hộ nghèo không thể thoát nghèo, hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội (hiện nay nhóm hộ nghèo này chiếm khoảng 37,4% tổng số hộ nghèo toàn huyện); chính sách hỗ trợ giảm nghèo riêng đối với các xã, thôn, bản, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn toàn huyện.
Chú ý số nghèo ở trạng thái tĩnh, trạng thái động và các hàm ý để thực hiện chính sách, đó là phân tích động thái nghèo giúp tiếp tục làm rõ sự đa dạng của nhóm người nghèo, và sự khác biệt giữa nghèo ở trạng thái tĩnh và nghèo ở trạng thái động là điều cần phải được chú ý khi xây dựng để thực hiện các chính sách giảm nghèo. Cụ thể, phân tích động thái nghèo trên cơ sở sử dụng bộ số liệu điều tra
lặp đối với cùng một nhóm hộ gia đình được thực hiện trong ba cuộc Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam theo từng giai đoạn vào các năm 2011-2015 và năm 2016 cho thấy, mặc dù tỷ lệ nghèo giảm đều đặn trung bình 3,0%/năm trong giai đoạn này đã từng ở trong trạng thái nghèo, trong đó có 1/2 vẫn đang sống trong cảnh nghèo kinh niên (tức là họ liên tục nghèo trong suốt giai đoạn này) và 1/2 còn lại có sự thay đổi trong trạng thái nghèo. Trong số những người có trạng thái nghèo thay đổi (tức là khi thì thuộc nhóm nghèo, khi thì không), những người thoát nghèo bền vững (tức là nghèo trong năm đầu của giai đoạn 2011, nhưng thoát nghèo trong những năm tiếp theo là 2012 và 2016) ..
Cần xây dựng các giải pháp chính sách khác nhau đối với hai nhóm nghèo kinh niên và nghèo nhất thời. Đối với nhóm nghèo kinh niên, do nhóm này có trạng thái nghèo ở dạng tĩnh nên hỗ trợ xã hội, trong đó bao gồm các chương trình mục tiêu giảm nghèo là phù hợp. Khi thực hiện các giải pháp này, điều quan trọng là phải cải thiện việc xác định hộ nghèo và đưa ra hình thức hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm đối tượng dựa trên đặc tính cũng như nhu cầu đa dạng của những người nghèo để giảm thiểu rò rỉ, mở rộng độ bao phủ và tăng mức hỗ trợ, đồng thời đơn giản hóa cả khâu thiết kế cũng như khâu thực hiện chương trình nhằm giảm chi phí giao dịch và tránh tâm lý ỷ lại của những người nghèo nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, các chương trình này có thể không thực sự hiệu quả trong việc hỗ trợ nhóm nghèo nhất thời vì danh sách hộ nghèo chỉ được cập nhật hàng năm, và đôi khi phụ thuộc vào “chỉ tiêu” về tỷ lệ hộ nghèo được cấp trên đề ra, trong khi việc thoát nghèo hay rơi vào trạng thái nghèo lại diễn ra nhanh hơn dưới tác động của các cú sốc (việc làm, sức khỏe, thiên tai, dịch bệnh v.v.). Do đó, tuy các chương trình mục tiêu giảm nghèo đóng vai trò quan trọng, song vẫn là không đủ khi mà trạng thái động của nghèo đói ngày càng phổ biến hơn. Do vậy để có thể giúp người nghèo thoát nghèo một cách bền vững, đồng thời bảo vệ những người không nghèo khỏi bị rơi vào nghèo đói trong bối cảnh kinh tế mới, đòi hỏi phải tiếp cận đến vấn đề giảm nghèo một cách toàn diện thông qua việc mở rộng cơ hội, giảm thiểu rủi ro và khả năng bị tổn thương và nâng cao chất lượng nguồn vốn con người.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng ban hành các văn bản pháp luật về giảm nghèo ở địa phương và thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết quá trình thực hiện các văn bản, chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hợp lý.
3.2.3. Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững Để nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng cường trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của UBMTTQ Việt Nam với các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
Hàng năm, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rà soát các hộ nghèo, cận nghèo để xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách, phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo để tham mưu biện pháp hỗ trợ phù hợp, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trình HĐND huyện thông qua trình UBND huyện ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch đó..
Căn cứ vào tình hình thực tế của cơ sở, cấp ủy Đảng ban hành Nghị quyết về chương trình giảm nghèo bền vững, GQVL và đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chỉ đạo chính quyền tổ chức thực hiện, đồng thời xem việc thực hiện chỉ tiêu này là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở Đảng và chính quyền cơ sở hàng năm.
Trong Ban chỉ đạo giảm nghèo, huyện cần phải phân công trách nhiệm cho các thành viên, phòng ban đơn vị trực tiếp chỉ đạo, nắm bắt theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, phải phân cấp trách nhiệm cho các phòng ban cấp huyện và UBND cấp xã trong việc tổ chức thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm cho cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân.
Khảo sát thống kê đánh giá kết quả giảm nghèo đảm bảo chất lượng, giảm nghèo phải thực chất và bền vững hơn, tránh tình trạng các hộ luân phiên ra vào hộ nghèo để được hưởng chính sách và để tránh so bì, thắc mắc giữa các hộ tại địa bàn. Đặc biệt chống bệnh thành tích trong báo cáo kết quả giảm nghèo, bảo đảm kết quả giảm nghèo phản ánh khách quan, chính xác, đúng thực trạng mức sống của hộ dân tại khu vực dân cư.
3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
Để có thể phục vụ tốt nhất hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo trước hết phải tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, công chức trong công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và để thực hiện được mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho huyện trong thời kỳ 2011-2020, ngoài việc tuyển dụng số cán bộ có đủ trình độ chuyên môn thông qua các trường lớp đào tạo cơ bản, huyện cần tập trung cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực thông qua việc tập huấn, hướng dẫn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, tập trung đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ lãnh đạo quản lý, chuyên môn ở cơ sở.
Nhân lực phục vụ hoạt động thực hiện công tác giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động lĩnh vục giảm nghèo. Đây là nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng quá trình thực hiện QLNN nói chung và thực hiện các chính sách giảm nghèo nói riêng. Bởi lẽ, đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, để có thể phục vụ tốt nhất công tác thực hiện các lĩnh vực này, đòi hỏi huyện phải có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức làm hoạt động XDGN nói chung và đặc biệt là cán bộ quản lý. Huyện cần chú trọng một số nội dung sau:
- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nâng cao trình độ và hiểu biết thông qua đào tạo nâng cao, giao lưu trao đổi với bên ngoài, nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ có tay nghề khá trong nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và bền vững.
- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng địa phương.
- Thường xuyên tổ chức và tham gia các lớp tập huấn của cấp trên nhằm trang bị
những kiến thức về công tác giảm nghèo, pháp luật, về chủ trương, chính sách giảm nghèo cũng như các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hoạt động giảm nghèo cho các cán bộ, công chức trực tiếp tác nghiệp ở các cấp. Đặc biệt chú trọng vào đối tượng là lãnh đạo các xã, thị trấn phụ trách văn hóa xã hội, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ các Hội, đoàn thể, các cá nhân tham gia phối hợp thực hiện hoạt động xóa đói giảm nghèo và giảm nghèo bền vữngở địa phương.
- Chú trọng nâng cao năng lực của cả hệ thống chính trị, quan tâm đẩy mạnh công tác của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, tăng cường điều
kiện và phương tiện làm việc của chính quyền cơ sở theo yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính. Thực tế đội ngũ cán bộ hoạt động giảm nghèo cơ sở thường xuyên bị thay đổi, luân chuyển và bố trí không phù hợp. Do đó, khi cán bộ công tác trong lĩnh vực được một thời gian, tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động giảm nghèo, hiểu được tâm lý của người nghèo ở vùng hay khu vực mình phụ trách để có thể theo sát để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững thì lại chuyển công tác hoặc được bộ trí công