2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảmnghèo bền vững tại huyện
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác giảmnghèo bền vững trên địa bàn
trên địa bàn huyện
Việc tổ chức hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn có những mặt hạn chế nhất định, như: triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thiếu thường xuyên, nhiều lúc chưa kịp thời. Có những văn bản đã được ban hành và các địa phương triển khai áp dụng trong thực tế khá lâu nhưng huyện vẫn còn chậm trong tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện. Ngoài ra, còn có một số văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn chồng chéo, thiếu thống nhất và đồng bộ.
Do chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án. Như đề án giảm nghèo, giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015, chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để định hướng, mà còn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả giải quyết việc làm chưa cao. Trong hoạt động tổ chức thực hiện đề án thì chưa theo sát liên tục trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã thực hiện không quyết liệt.
Trong việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Phòng LĐTB&XH, Phòng Nội vụ và Phòng NN&PTNT huyện. Từ đó dẫn đến hạn chế, lúng túng, thiếu linh hoạt trong việc thực hiện đề án, hiệu quả thực tế của việc thực hiện chưa cao.
Việc rà soát hộ nghèo hàng năm chưa chính xác, do đó một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động không đúng đối tượng, mặt khác một bộ phận người nghèo lại không được hưởng lợi từ Chương trình.
Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời gian qua chưa chú trọng tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là người nghèo nên chưa sát thực tế, chưa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2010-2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, tổng nhu cầu vốn cho 2 giai đoạn là 11.500 tỷ đồng, tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thấp so với nhu cầu của Quy hoạch đã được duyệt nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện theo kế hoạch của huyện. Nhu cầu về kinh phí lớn, các mục tiêu, hạng mục nhiều nên khó khăn trong lựa chọn ưu tiên.
2.2.3.1. Bộ máy Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững Công tác giảm nghèo là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị cùng phối
hợp thực hiện, vì vậy không có bộ máy riêng chuyên trách, trong đó ngành LĐ,TB&XHđược giao là cơ quan thường trực về giảm nghèo làm nhiệm vụ điều phối, theo dõi, tổng hợp, tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức hoạt động về truyền thông, nâng cao năng lực, đặc biệt là rà soát đánh giá hiệu quả của chương trình. Trong định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020, Chính phủ đã quy định rõ từng Bộ, ngành có trách nhiệm phối hợp đề xuất các chính sách; hướng dẫn thực hiện; kiểm tra đánh giá về lĩnh vực mình phụ trách đối với công tác giảm nghèo.
Tổ chức bộ máy quản lý để thực hiện là rất quan trọng vì các chính sách có tính khả thi hay không, có đi vào cuộc sống hay không phải có một bộ máy tổ chức trung gian giúp cho Nhà nước nắm bắt được nguyện vọng chính đáng của người dân, của đối tượng mà chính sách hướng đến, thông qua cơ quan tham mưu đề xuất chính sách, khi chính sách được ban hành thì bộ máy này triển khai theo dõi, đánh giá việc thực hiện. Từng giai đoạn, hay khi có sự thay đổi về thành viên Ban chỉ
đạo, UBND huyện Quảng Ninh ban hành Quyết định, hay kiện toàn Ban chỉ đạo Giảm nghèo - GQVL trên địa bàn huyện, theo đó thành phần chủ yếu như sau:
Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã, 01 Phó ban thường trực là Trưởng phòng LĐTB&XH, 01 Phó ban là Chủ tịch UBMTTQ huyện, 01 Phó ban là Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề huyện, còn các thành viên là trưởng các phòng ban chuyên môn của huyện gồm Trưởng các phòng NN&PTNT huyện, TC-KH huyện, KT- HT huyện, Dân tộc,Phó Văn phòng HĐND&UBND;Chủ tịch các Hội: Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Phó Bí thư Huyện đoàn và Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện. (theo sơ đồ 2.1)
TRƯỞNG BAN
(Phó chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm)
Phó Ban TT Phó Ban Phó Ban Các Ban viên
BAN CHỈ ĐẠO CẤP XÃ, THỊ TRẤN
- Trưởng Ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND (kiêm nhiệm)
- 02 Phó Ban và các ủy viên (kiêm nhiệm)
- 01 cán bộ phụ trách hoạt động xóa đói giảm nghèo
Sơ đồ 2.1.Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo XĐGN – GQVL huyện Quảng Ninh
- Phòng LĐ,TB&XH:Tính đến ngày 31/12/2016, có 08 công chức làm công tác lao động, người có công và xã hội; trong đó có 02 nam; 06 nữ; Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 02 người; Đại học: 6 người.
Nhìn chung, công chức tại Phòng LĐ,TB&XH cấp huyện có trình độ, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, với khối lượng công việc quá lớn mà số lượng cán bộ như hiện nay và mỗi huyện chỉ bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực giảm nghèo (đồng thời kiêm nhiệm nhiều công tác khác) nên rất khó khăn cho cấp huyện trong thực hiện nhiệm vụ chung của ngành.
- Cấp xã: Tính đến ngày 31/12/2016, 15/15 xã, thị trấn đã bố trí 01 cán bộ phụ trách lĩnh vực Văn hóa - Xã hội về lĩnh vực giảm nghèo, có trình độ 100% là Đại học. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, đặc biệt là các xã nghèo, xã ĐBKK nhìn chung năng lực còn hạn chế, chưa chủ động, sáng tạo, nên hiệu quả công việc chưa cao.
UBND huyện, UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo đi vào hoạt động có nề nếp, có chất lượng. Phân công cụ thể cho mỗi thành viên của Ban chỉ đạo phụ trách một xã hay một chương trình đề án cụ thể nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên hướng dẫn, giúp đỡ và đi sâu đi sát đến một số xã dẫn đến trong việc tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá thực trạng của địa phương còn chung chung nên việc định hướng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án chưa kịp thời, các hoạt động giúp đỡ còn mang nặng tính xử lý tình thế, chưa có tính lâu dài, bền vững, chưa có sự phối kết hợp giữa đơn vị với chính quyền địa phương trong việc đưa ra định hướng, giải pháp giúp đỡ.
2.2.3.2. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững *Chính sách tín dụng ưu đãi
Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chính sách, chế độ. Quốc hội đã thông qua Luật việc làm tạo cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về việc làm, triển khai các chương trình đề án thuộc Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-2015; tiếp tục chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2015.
Ngày 04/11/2013, UBND huyện ban hành Quyết định số: 790/QĐ-UBND “V/v Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn ủy thác từ ngân sách huyện ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH huyện để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện”.Từ đầu năm 2013 đến 2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội thông qua 6 chương trình tín dụng ưu đãi đã cho hàng nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng ưu đãi góp phấn giúp người nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm
cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng các công công trình cung cấp nước sạch, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh nông thôn, cụ thể thực hiện kế hoạch dư nợ đến 31/12/2015:
- Doanh số cho vay: đạt 103.649 triệu đồng, tăng so năm trước 19.275 triệu đồng (+22,8%).
-Doanh số thu nợ: đạt 89.372 67.312 triệu đồng, tăng 20.060 triệu đồng so với năm trước (+32,8%).
- Tổng dư nợ: đạt 298.343 triệu đồng, tăng 14.080 triệu đồng so với đầu năm (+5%), đạt 99,99% KH tỉnh giao. Dư nợ cụ thể từng chương trình tín dụng đến 31/12/2016 như sau:
Bảng 2.5. Thực trạng các chính sách giảm nghèo bền vững
ĐVT: Triệu đồng Dư nợ đến
Số hộ Bình quân Tăng giảm so với Tỷ lệ hoàn
TT Chương trình 31/12/201
dư nợ dư nợ/hộ 31/12/2015 thành KH
6
1 Cho vay hộ nghèo 80.044 2.704 29,6 -12.527 -13,5% 100%
2 Cho vay GQVL 12.583 560 21,5 +545 +8,6% 100% Tr.đó - Dư nợ KH A 10.668 533 20 -86 -0,8% 100% - Dư nợ KHB tỉnh 1.541 52 30 +581 +60,5% 100% - Dư nợ KHB huyện 374 15 25 +50 15,4% 100% 3 Cho vay XKLĐ 127 2 64 100 +192.3% 100% 4 Cho vay HSSV 46.376 1.823 25 -21.559 -31,7% 100%
5 Cho vay SXKD vùng khó khăn 21.311 623 34 +7.720 +56,8% 100%
6 Cho vay NS&VSMT 35.059 3.378 10 +4.350 +14,2% 100%
7 Cho vay hộ ĐB DTTS ĐBKK 1.276 240 5 -144 -10,1% 100%
8 Cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 167 3.343 423 8 -176 -5% 100%
9 Cho vay hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ 133 275 3 25 +275 +100 27,2
10 Cho vay hộ nghèo làm nhà phòng tránh lũ 2.975 215 14 +2.175 272% 100%
11 Cho vay hộ cận nghèo 66.518 1.661 35,7 +16.964 +34,2% 100%
Tr.đó - Dư nợ KHA 66.099 1.638 40,3 +17.237 +35,3% 100%
- Dư nợ KHB tỉnh 419 13 32,2 -273 -39,5% 100%
12 Cho vay hộ mới thoát nghèo 28.656 604 47,4 +16.947 +144,7% 100%
Tổng cộng 298.343 12.209 24,4 +14.080 5% 99,9%
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng huyện đã ưu tiên nguồn lực cho các chính sách và chương trình giảm nghèo, tập trung cho vùng ĐBKK và dân tộc thiểu số, mở rộng các chính sách hỗ trợ đối tượng cận nghèo và mới thoát nghèo.
Hiện nay, Ban thường vụ Huyện ủy tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để triển khai tốt Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 09/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; Chỉ thị 18/CT-UBND ngày 18/11/2015 của UBND tỉnh về tổ chức triển khai Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.
Như vậy, hoạt động của ngân hàng CSXH đã được mở rộng hơnvề đối tượng cho vay, đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nhiều đối tượng khác trên các lĩnh vực học tập, tạo công ăn việc làm, xuất khẩu lao động, cải thiện điều kiện sinh hoạt,... Đây là những chương trình cho vay được các cấp chính quyền và nhân dân nhiệt tình đón nhận. Các đoàn thể: UBMTTQ Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên tuyên truyền và hướng dẫn cho đoàn viên, hội viên quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho hội viên; vận động hội viên giúp nhau phát triển kinh tế…
Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hàng nghìn lượt hộ nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề. Việc thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần rất lớn trong hoạt động giảm nghèo, tạo công ăn việc làm trên địa bàn huyện. Nhiều hộ dân được vay vốn đã và đang phát huy hiệu quả, tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, sản phẩm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn khởi sắc.
Tuy nhiên, chính sách tín dụng ưu đãi hiện nay còn có một số hạn chế như: tổng nguồn vốn tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là đối với chương trình cho vay hộ nghèo; hạn mức cho vay tín dụng còn thấp, lãi suất và thời gian cho vay, hạn mức tối đa cho vay chưa linh hoạt để tạo điều kiện cho hộ gia đình chủ động thực hiện các giải pháp sinh kế thoát nghèo phù hợp, chủ yếu dựa vào định
mức của từng chương trình tín dụng; việc cho vay sản xuất, kinh doanh chưa gắn kết tốt với việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn cách thức sản xuất, kinh doanh, chưa kết nối sản xuất với thị trường hàng hóa và một bộ phận người nghèo sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích đã hạn chế hiệu quả của vốn vay.
*Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Trong những năm qua công tác Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình, của Huyện ủy, HĐND&UBND huyện Quảng Ninh và sự phối kết hợp có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể. Nhờ vậy, qua hằng năm đều được đông đảo đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN tin tưởng và đồng tình ủng hộ.
Ngày 10/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012- 2015; nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo, hỗ trợ 100% cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 11/4/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020, UBND huyện Quảng Ninh đã ban hành Công văn số 71/UBND ngày 31/01/2013 về việc phối hợp quản lý, thực hiện chính sách BHYT. Qua 3 năm thực hiện kết quả:
100% người nghèo người cận nghèo (theo Quyết định 705/QĐ-TTg) được cấp BHYT. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân được tăng cường, số người tham gia bảo hiểm y tế tiếp tục tăng. Đến năm 2015 có 65.605 người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 70% dân số, trong đó Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế (hỗ trợ toàn bộ và hỗ trợ một phần) cho trên 69%, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo và dân tộc thiểu số vùng ĐBKK, trẻ em dưới 6 tuổi được hỗ trợ 100%.Cụ thể qua các năm:
Bảng 2.6. Chính sách hỗ trợ BHYT cho người nghèo
Năm Hộ nghèo Theo QĐ Theo QĐ Tổng
705/QĐ-TTg 797/QĐ-TTg 2011 19.796 0 10.205 30.001 2012 16.933 0 10.973 27.906 2013 14.489 0 8.743 23.232 2014 9.460 4.526 4.548 18.534 2015 5.743 4.485 1.495 11.723 2016 8.575 3.138 4.197 15.910 Tổng 74.996 12.149 40.161 127.306
(Nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp của UBND huyện Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015 vànăm 2016)
Ngành y tế cung cấp các dịch vụ y tế theo phân tuyến kỹ thuật, đảm bảo cho người nghèo, ngườì cận nghèo đến khám và điều trị tại cơ sở y tế trên địa bàn được thuận lợi.
Tuy nhiên, hoạt động vận động tuyên truyền chưa đủ rộng, thiếu chiều sâu nên còn xảy ra tình trạng người dân không tham gia cung cấp hộ khẩu để làm căn cứ lập danh sách. Không có kinh phí phục vụ cho việc đi lại lập danh sách, cấp phát thẻ, văn phòng phẩm, chi phí tổng hợp và quản lý. Các ngành có liên quan chưa thực sự phối