Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xâydựng mô hình xóa đói giảmnghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

làm, xuất khẩu lao động).

Thành lập Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo để giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Bộ LĐ,TB&XH. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông - Vận tải, Y tế, Nội vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan khác có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình để hỗ trợ giảm nghèo.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò tổ chức, động viên các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện và giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo.

UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương; thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu cho UBND cùng cấp thực thi nhiệm vụ QLNN về giảm nghèo tại địa phương. Các ngành có liên quan:Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… có trách nhiệm phối hợp thực hiện QLNN về giảm nghèo tại địa phương.

Tương tự ở trung ương, MTTQ cấp tỉnh/huyện/xã và các tổ chức thành viên có vai trò vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân; huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, bảo lãnh vay vốn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo trên địa bàn.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xây dựng mô hình xóa đói giảmnghèo nghèo

Hà Tĩnh - nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - là một tỉnh nghèo. Để thực hiện công tác XĐGN, tỉnh cho xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm ở cấp xã để rút kinh

nghiệ triển khai cho các huyện và toàn tỉnh. Trước hết, Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp XĐGN phù hợp. Ví dụ, huyện Thạch Hà với 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế, sinh thái.

Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Cứ 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân nhưng ít đất, hầu như không có công trình thủy lợi,

Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển. Đây là vùng rất khó khăn cho hộ nghèo vươn lên.

Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công thủy lợi, dân dông, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu KT-XH. Tỷ lệ nghèo cao, cứ 2 xã tỷ lệ nghèo đói chiếm trên 40% số hộ.

Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thủy lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong XĐGN.

Như vậy, với mỗi một vùng sinh thái khác nhau thì nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do đó, các giải pháp XĐGN áp dụng cho từng vùng vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt. Một mô hình XĐGN có hiệu quả ở xã Kỳ Thọlà một ví dụ minh chứng. Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh là xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Để XĐGN, xã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biến thế điện 200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường trục chính…Đồng thời các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư cùng nhau chung sức giúp các hộ nghèo vươn lên. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm (1997-1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg đên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 22,2%, số

hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ…Mô hình XĐGN ở xã Kỳ Thọ thành công là bài học quý báu cho các xã, huyện và tỉnh, thành khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)