Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước, dân số hơn 3,1 triệu người,
tỉnh Nghệ An có 89 xã thuộc diện ĐBKK ở 10 huyện miền núi. Thành tựu của Nghệ An là đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37,35% năm 2006 còn 26,78% năm 2012; sau đó bình quân giảm hàng năm (2012-2015) từ 2,5 - 3%; các huyện, các xã nghèo giảm bình quân từ 4 - 5%/năm. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện một số mô hình giảm nghèo như: Năm 2009, thực hiện mô hình chăn nuôi bò cái lai Sind cho 135 hộ ở 6 huyện với mức đầu tư của nhà nước là 860 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình trồng chè Tuyết Shan tại huyện Kỳ Sơn với diện tích 10 ha/24 hộ, với tổng mức hỗ trợ của nhà nước là 90 triệu đồng. Năm 2010, tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình chăn nuôi bò cái laisind với tổng mức đầu tư hỗ trợ của nhà nước là 600 triệu đồng, năm 2012: 1,3 tỷ đồng. Năm 2014, dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ác được triển khai mức đầu tư của nhà nước là 400 triệu đồng. Năm 2015, tiếp tục dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò laisind sinh sản với mức đầu tư gần 500 triệu đồng.
Về cách tổ chức thực hiện: Nghệ An đã lồng ghép các chương trình, dự án của trung ương với địa phương một cách linh hoạt. Đó là việc triển khai các Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng; Chương trình 135 giai đoạn
II về các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xóa đói giảm nghèo trên các địa
bàn… Sở LĐ,TB&XH tỉnh Nghệ An phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và các ngành chức năng của tỉnh thành lập đoàn kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư xây dựng mô hình, phân bổ kinh phí, lập dự toán trình Sở LĐ,TB&XH thẩm định. Xác định số lượng các hộ tham gia dự án, địa phương tham gia dự án; tiến hành bình xét công khai. Thôn, bản lập danh sách hộ nghèo, có xác nhận của UBND xã và xác nhận hộ nghèo của các cấp có thẩm quyền. Triển khai tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Hướng dẫn các hộ từng bước thực hiện dự
án, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình. Hiệu quả thành công mô hình chăn nuôi bò laisind và bò địa phương sinh sản ở Nghệ An đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo tăng thu nhập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi dần từ tập quán chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi tập trung, sản xuất có tính chất hàng hóa rõ rệt. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở miền Tây Nghệ An đã giảm đi đáng kể. Năm 2006, toàn miền có 84.705 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,35%, đến cuối năm 2012 còn 73.068 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 26,78% [2]. Tuy nhiên, số hộ nghèo, tỷ lệ đói nghèo và tái nghèo ở miền Tây Nghệ An còn cao so với các huyện khác trong tỉnh. Mỗi năm, miền Tây Nghệ An có trên 20.000 hộ tái nghèo. Điển hình các huyện có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn… Các hộ nghèo đa số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nên trình độ thấp, tập quán sản xuất, chăn nuôi tự do từ lâu đời… nên rất hạn chế trong sản xuất, chăn nuôi đúng kỹ thuật. Ngoài ra, do thị trường trượt giá nên khi lập kế hoạch, dự toán và thực hiện thường có việc tăng giá phátsinh.
Từ thực tiễn trên, mộtsố kinh nghiệm rút ra trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nghệ An là:
- Một là, việc xóa đói, giảm nghèo cần được sự quan tâm, chỉ đạo sátsao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân ở các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, nhất là các hộ nghèo tham gia thực hiện và triển khai các chương trình, dự án.
- Hai là, trong quá trình thực hiện các mô hình tại các địa phương cần khảo sát,
lấy ý kiến của nhân dân trong vùng về việc lựa chọn các phương án, các mô hình cây, con giống, kỹ thuật…phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của các hộ nghèo.
- Ba là, chú ý khi lựa chọn các hộ nghèo tham gia dự án phải là các hộ nghèo, có
lao động, có các điều kiện về đất đai, kinh tế phù hợp với việc sản xuất, nuôi trồng cây, con giống. Các đoàn thể và tổ chức liên quan cần có sự kiểm tra trong
việc đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi; kịp thời giúp đỡ, giải quyết những vướng mắc của người dân.
- Bốn là, có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đối tượng tham gia
dự án bằng quy chế trách nhiệm. Chính quyền xã quản lý, giám sát chặt chẽ, bình xét chính xác, công khai... đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là các sở ngành liên quan.(Nguồn báo lý luận và truyền thông - số tháng 6-2016)
1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thực hiện giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Qua phân tích một số kinh nghiệm nói trên, có thể rút ra cho Quảng Ninh những bài học sau:
Giảm nghèo bền vững phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của tỉnh. Chính quyền địa phương, ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, còn có trách nhiệm tích cực hỗ trợ đầu tư giảm hộ nghèo. Điều này đòi hỏi phải đề ra cơ chế, chính sách giảm nghèo một cách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng nghèo.
Phải tiến hành điều tra chính xác để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những vùng có hộ nghèo khác nhau. Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo nguyên nhân nghèo của từng vùng. Đây là cơ sở đề ra những chính sách, biện pháp khắc phục cụ thể, vừa là thước “đo đếm” đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện giảm nghèo.
Phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cấp ủy, chính quyền huyện. Nó liên quan đến nhiều mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, liên quan đến hoạt động các ngành và các cấp. Vì vậy, để đạt được hiệu quả giảm nghèo ở huyện phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu giảm nghèo.
Coi trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các hộ nghèo về sự cần thiết phải giảm nghèo. Để thực hiện công cuộc giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh có hiệu quả phải huy động được tất cả các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó, ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo là nhân tố quyết định. Những hộ nghèo thường hay gặp nhiều khó khăn, hiểu biết còn hạn chế, không nắm được thông tin, ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công… Do vậy, để phát huy đầy đủ nội lực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, trước hết phải làm cho các hộ nghèo vượt qua được những mặc cảm, tự ti vốn có của họ; bảo đảm cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình giảm nghèo, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản, xã, quản lý nguồn nhân lực, giám sát, đánh giá, v.v...
Phải làm tốt hoạt động tổ chức, cán bộ, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp, nhất là cấp xã là một trong những yếu tố thành công trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Thực tế đã cho thấy, Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo của xã hoạt động tốt thì hoạt động giảm nghèo đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, đòi hỏi Lãnh đạo huyện phải quan tâm hoàn thiện tổ chức bộ máy giảm nghèo trên cơ sở lựa chọn cán bộ có năng lực để thực hiện hoạt động này có hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, đã tập trung trình bày cơ sở khoa học về thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững, một số khái niệm liên quan như: nghèo, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, chính sách, chính sách giảm nghèo, chương trình, dự án giảm nghèo. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện về giảm nghèo bền vững bao gồm: nhóm yếu tố khách quan; nhóm yếu tố chủ quan. Trong chương này cũng đã trình bày nội dung thực hiện về giảm nghèo bền vững bao gồm: xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch, mục tiêu về giảm nghèo bền vững; ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện giảm nghèo bền vững; tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực hiện về giảm nghèo; đầu tư, huy động các nguồn lực để giảm nghèo; xã hội hóa các hoạt động giảm nghèo bền vững; hợp tác quốc tế về giảm nghèo bền vững; tổng kết, đánh giá kết quả của quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo bền vững; thanh tra, kiểm tra và giám sát. Kết thúc chương 1 Luận văn đã trình bày kinh nghiệm hoạt động thực hiện về giảm nghèo bền vững ở một số tỉnh. Những kinh nghiệm này có thể vận dụng trong hoạt động thực hiện giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chương 1 đặt nền tảng, hình thành khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của Luận văn.
Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Quảng Ninh là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dài theo đường chim bay khoảng 49 km; phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; phía Nam giáp huyện Lệ Thủy; phía Đông giáp biển Đông (có chiều dài bờ biển khoảng 25 km); Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có chiều dài khoảng 38 km.
- Địa hình: Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn,
nghiêng từ Tây sang Đông và được phân chia thành bốn dạng địa hình chính. Địa hình vùng rừng núi cao: ở sát biên giới Việt-Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên; Địa hình vùng gò đồi: Gồm các quả đồi hình bát úp liên tục, chiếm 26,7% diện tích tự nhiên; Địa hình vùng đồng bằng chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển, là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện; Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên.
Khí hậu, thời tiết và thủy văn: Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt
độ bình quân 24,5 – 250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có
2 mùa rõ rệt. Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt
độ trung bình từ 26,5 – 270C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30%/năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam (thường gọi là gió Lào) khô, nóng; vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng hạ lưu các sông.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình
22-230C, thấp nhất vào tháng 1, có khi chỉ 100C vớilượng mưa chiếm khoảng 65-
hàng năm. Do địa hình rất dốc vàmưa lớn, nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi.
- Tài nguyên nước: Có hệ thống sông suối khá phong phú với mật độ khoảng 1-
1,2 km(chiều dài)/km2. Địa hình bị chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang, Đại Giang (Long
Đại) và nhiều nhánh nhỏ. Trên địa bàn hiện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ,
với tổng dung tích 128,5 triệu m3 nước,đảm bảo nước tưới cho 2.500 ha đất canh tác
nông nghiệp và nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện, đồng thời mở rộng diện tích tưới cho vùng Hàm Ninh, Duy Ninh. Ngoài ra còn có hệ thống nước ngầm vùng cát cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các xã ven theo quốc lộ 1A.
- Tài nguyên đất:Với tổng diện tích tự nhiên là 119.169,19 ha. Trong đó, đất
nông nghiệp có 108.479 ha, chiếm 91,03%; đất phi nông nghiệp có 6.791,94 ha, chiếm 5,70%; đất chưa sử dụng có 3.898,25 ha, chiếm 3,27% diện tích đất tự nhiên; đất bằng chưa sử dụng; 546,26 ha; 3.184,59 ha đất đồi núi chưa sử dụng; đất núi đá không có cây rừng: 167,40 ha. Đất trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm: Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên; Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên; Nhóm đất mặn, đất phèn và glây chiếm 3,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và Kiến Giang; Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên; Đất khác chiếm 15,3%, trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%.
- Tài nguyên rừng và đất rừng:Đất lâm nghiệp có 99.924,03 ha, chiếm 83,85% diện tích đất tự nhiên toàn huyện và chiếm 92,11% trên tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất lâm nghiệp có: đất rừng sản xuất 45.932,34 ha, chiếm 45,97% diện tích; đất rừng phòng hộ có 53.991,69 ha, chiếm 54,03% diện tích. Hiện tại, độ che phủ rừng tính trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt 76,66%; nếu tính trên diện tích đất có rừng cộng với diện tích cây công nghiệp dài ngày thì độ che phủ rừng đạt 77,12%. Với một diện tích lớn đất lâm nghiệp có thể chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, cho phép huyện phát triển mạnh một số cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
- Tài nguyên biển: Với khoảng 25 km bờ biển và ngư trường rộng lớn, Quảng Ninh có tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú, có nhiều loài cá ở tầng nổi, tầng đáy; trong đó có nhiều loài đặc sản quý như tôm hùm, cá mú, cá hồng, mực...
Nhưng do không có cửa lạch, người dân chỉ đầu tư các phương tiện nhỏ khai thác ven bờ, ít có phương tiện đánh bắt xa bờ nên chưa phát huy được thế mạnh về biển.
2.1.2. Điều kiện xã hội
- Dân số: Theo số liệu từ Chi cục Thống kê của huyện Quảng Ninh, dân số trung bình của huyện có sự biến động qua các năm và được thể hiện ở Bảng 2.1. Dân số dao động từ 87.794 –90.226 nguời từ năm 2011 - 2016.
Trong giai đoạn 2001 - 2005 tỷ suất sinh giảm trung bình là 0,6‰/năm; giai đoạn 2006 - 2016 giảm 0,1‰/năm. Do đặc điều kiện tự nhiên của vùng, dân số không nhiều, mật độ dân cư thấp và bố trí không đều giữa các vùng. Dân cư tập trung ở các vùng đồi núi, nông thôn và vùng ven biển chỉ chiếm 7,6% dân số nhưng lại chiếm 90% diện tích lãnh thổ toàn huyện.
- Lao động: Nguồn lao động năm 2016 có 66.017 người, trong đó lao động
trong độ tuổi là 56.552 người và số ngoài độ tuổi có khả năng tham gia lao động là 9.465 người; lao động chưa có việc làm còn 1.953 người, tỷ lệ thất nghiệp còn 3,4% tổng số lao động và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động mới chiếm 80%. Lao động qua đào tạo nghề chiếm 39,6%, còn lại là chưa qua đào tạo.