Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảmnghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 122 - 123)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảmnghèo

3.2.7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảmnghèo bền vững

Để thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững một cách hiệu quả, đạt mục tiêu chương trình đề ra thì việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những vi phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quản lý đối với hoạt động giảm nghèo bền vững của huyện muốn đạt hiệu quả cao, cần tập trung thực hiện một số công việc sau:

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát nhằm mục đích giúp Nhà nước phát

hiện những sai sót trong hoạt động giảm nghèo bền vững, để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo hoạt động giảm nghèo đạt được những mục tiêu đề ra, góp phần giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo bền vững nói chung có hiệu lực, hiệu quả phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hoạt

động giảm nghèo bền vững, cụ thế cần tập trung vào các nội dụng: kiểm tra, giám sát việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo bền vững; kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng; tổ chức kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch, đề án XĐGN của quốc gia cũng như của địa phương, đồng thời phải tổ chức đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện các chính sách đến các mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra.

- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra và giám sát. Trình tự, thủ tục thanh

tra, kiểm tra và giám sát phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra và giám sát, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây ảnh hưởng hay phiền hà cho cán bộ công chức thực hiện hoạt động giảm nghèo hay người dân.

- Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm

tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về hoạt động giảm nghèo bền vững nói riêng, về tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và có quan điểm đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)