Mục tiêu giảmnghèo bền vữngở huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 95 - 97)

3.1. Định hướng 79Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Mục tiêu giảmnghèo bền vữngở huyện Quảng Ninh

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về giảm nghèo bền vững. Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, giảm khoảng cách tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giữa các vùng miền và các nhóm dân cư; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở khu vực miền núi, xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển của huyện, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở - điều kiện sống, thông tin).

Giải quyết việc làm nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở địa phương vào tăng trưởng, phát triển KT-XH, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định, vững chắc, từng bước làm giàu cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2%, riêng các xã nghèo phấn đấu giảm trên 4%/năm (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Quyết tâm đến năm 2020, đưa tỷ lệ hộ nghèo của huyện thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả tỉnh và dưới 5%.

- Trong 5 năm GQVL trên 16.000 người (bình quân mỗi năm 3.200 người); trong

khẩu lao động trên 1.500 người (bình quân mỗi năm 300 người). Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 2,4%, khu vực nông thôn dưới 1,7% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên trên 85% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020, 65% lao động qua đào tạo, trong đó, đào tạo nghề đạt

55% (lao động có tay nghề cao đạt 15% trong tổng số lao động qua đào tạo nghề). 3.1.2.3. Các chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu có ít nhất 01 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và xã ĐBKK vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng ĐBKK theo tiêu chí giai đoạn 2016 - 2020.

- Thực hiện tốt các mô hình giảm nghèo bền vững để nhân rộng ở một số địa phương (chính sách này sẽ thực hiện và nhân rộng tốt hơn khi có nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh).

- 100% hộ nghèo muốn chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ có

nhu cầu vay vốn được tạo điều kiện tối đa vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định.

- 100% hộ nghèo có nhu cầu và có sức lao động đều được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT, trên 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.

- 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, được vay vốn tín dụng ưu đãi theo các chính sách quy định của Chính phủ.

- 100% hộ nghèo được tiếp cận thông tin và truyền thông.

- 100% cán bộ, công chức cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức cơ bản về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án do địa phương, cơ sở quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)