2.1. Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Huyện Quảng Ninh là nơi hẹp nhất nước Việt Nam với chiều dài theo đường chim bay khoảng 49 km; phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; phía Nam giáp huyện Lệ Thủy; phía Đông giáp biển Đông (có chiều dài bờ biển khoảng 25 km); Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có chiều dài khoảng 38 km.
- Địa hình: Huyện Quảng Ninh nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn,
nghiêng từ Tây sang Đông và được phân chia thành bốn dạng địa hình chính. Địa hình vùng rừng núi cao: ở sát biên giới Việt-Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên; Địa hình vùng gò đồi: Gồm các quả đồi hình bát úp liên tục, chiếm 26,7% diện tích tự nhiên; Địa hình vùng đồng bằng chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven biển, là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện; Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên.
Khí hậu, thời tiết và thủy văn: Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Nhiệt
độ bình quân 24,5 – 250C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có
2 mùa rõ rệt. Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt
độ trung bình từ 26,5 – 270C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30%/năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam (thường gọi là gió Lào) khô, nóng; vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng hạ lưu các sông.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình
22-230C, thấp nhất vào tháng 1, có khi chỉ 100C vớilượng mưa chiếm khoảng 65-
hàng năm. Do địa hình rất dốc vàmưa lớn, nên thường gây lũ lụt ở vùng thấp và lũ quét hai bên sông ở vùng núi.
- Tài nguyên nước: Có hệ thống sông suối khá phong phú với mật độ khoảng 1-
1,2 km(chiều dài)/km2. Địa hình bị chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang, Đại Giang (Long
Đại) và nhiều nhánh nhỏ. Trên địa bàn hiện có 13 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ,
với tổng dung tích 128,5 triệu m3 nước,đảm bảo nước tưới cho 2.500 ha đất canh tác
nông nghiệp và nước sinh hoạt cho vùng phía Nam của huyện, đồng thời mở rộng diện tích tưới cho vùng Hàm Ninh, Duy Ninh. Ngoài ra còn có hệ thống nước ngầm vùng cát cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho các xã ven theo quốc lộ 1A.
- Tài nguyên đất:Với tổng diện tích tự nhiên là 119.169,19 ha. Trong đó, đất
nông nghiệp có 108.479 ha, chiếm 91,03%; đất phi nông nghiệp có 6.791,94 ha, chiếm 5,70%; đất chưa sử dụng có 3.898,25 ha, chiếm 3,27% diện tích đất tự nhiên; đất bằng chưa sử dụng; 546,26 ha; 3.184,59 ha đất đồi núi chưa sử dụng; đất núi đá không có cây rừng: 167,40 ha. Đất trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chủ yếu, gồm: Nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên; Nhóm đất phù sa cổ chiếm trên 4,6% diện tích tự nhiên; Nhóm đất mặn, đất phèn và glây chiếm 3,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng đồng bằng ven sông Long Đại và Kiến Giang; Nhóm đất cát ven biển chiếm 5,5% diện tích tự nhiên; Đất khác chiếm 15,3%, trong đó núi đá chiếm 13,7%, sông suối chiếm 1,6%.
- Tài nguyên rừng và đất rừng:Đất lâm nghiệp có 99.924,03 ha, chiếm 83,85% diện tích đất tự nhiên toàn huyện và chiếm 92,11% trên tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đất lâm nghiệp có: đất rừng sản xuất 45.932,34 ha, chiếm 45,97% diện tích; đất rừng phòng hộ có 53.991,69 ha, chiếm 54,03% diện tích. Hiện tại, độ che phủ rừng tính trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt 76,66%; nếu tính trên diện tích đất có rừng cộng với diện tích cây công nghiệp dài ngày thì độ che phủ rừng đạt 77,12%. Với một diện tích lớn đất lâm nghiệp có thể chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, cho phép huyện phát triển mạnh một số cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
- Tài nguyên biển: Với khoảng 25 km bờ biển và ngư trường rộng lớn, Quảng Ninh có tài nguyên sinh vật biển đa dạng và phong phú, có nhiều loài cá ở tầng nổi, tầng đáy; trong đó có nhiều loài đặc sản quý như tôm hùm, cá mú, cá hồng, mực...
Nhưng do không có cửa lạch, người dân chỉ đầu tư các phương tiện nhỏ khai thác ven bờ, ít có phương tiện đánh bắt xa bờ nên chưa phát huy được thế mạnh về biển.