3.3. Kiến nghị, đề xuất
3.3.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách giảm nghèo; các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo trên địa bàn, phối hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ gia đình nghèo./.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ những lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững kết hợp với phân tích thực trạng thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững, đánh giá những mặt thành công cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại, đồng thời kết hợp, Chương 3 đã trình bày quan điểm và mục tiêu về giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh. Từ đó Luận văn đã đề xuất các giải pháp cụ thể để hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trong thời gian tới trên địa bàn huyện Quảng Ninh như: ban hành, hướng dẫn, tổ chức, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý về thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững; đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện giảm nghèo bền vững; chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững; xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững; thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảm nghèo bền vững. Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Ninh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Giai đoạn 2016-2020, huyện Quảng Ninh đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công tác giảm nghèo nói riêng, đòi hỏiphải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều
hành của chính quyền, sự vào cuộc của các đoàn thể chính trị, xã hội, sự nỗ lực của toàn dân để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Quảng Ninh xác định giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải được thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục, đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và của mỗi địa phương; sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết và quan trọng nhưng thực hiện giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, phải làm cho người dân tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo. Một trong những nhiệm vụ cơ bản mà tỉnh xác định để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đó là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về nhận thức, nâng cao
ý thức của người dân. Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó, thì việc đưa ra các giải pháp để thực hiện các chính sách giảm nghèo và đề xuất thực hiện giải pháp là cần thiết.
Công tác xoá đói giảm nghèo là công tác trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm giảm nghèo bền vững. Đồng thời hỗ trợ các xã nghèo phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất, dịch vụ, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, các tầng lớp dân cư. Thực tiễn trong những năm qua, hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Quảng Ninh nói riêng đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng, góp phần tích cực thực hiện thành công các mục tiêu giảm nghèo, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an ninh chính trị, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, những thành tựu đó mới chỉ là bước đầu và chưa bền vững. Do đó, hoàn thiện về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách để giảm nghèo một cách bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninhđang là một vấn đề cần thiết và cấp bách.
Nội dung luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về chính sách giảm nghèo bền vững. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua, đã chỉ rõ những kết quả bước đầu, làm rõ những hạn chế của quá trình thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Từ những cơ sở lý luận và xuất phát từ thực trạng, luận văn đã đề xuất giải pháp để thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Việc thực hiện các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững tại địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng đối với huyện Quảng Ninh nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Oxfam (2012), Theo dõi nghèo theo phương pháp cùng tham gia tại một số cộng đồng dân cư nông thôn Việt Nam, Việt nam.
[2]. Hoàng Thị Hoài An (2011), Giải pháp xóa đói giảm nghèo tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển, Đại học Đà Nẵng.
[3]. Võ Thúy Anh, Phan Đặng My Phương (2010), “Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tại thành phố Đà Nẵng”,Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, (số 5(40). 2010).
[4]. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.
[5]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (2009), “Đánh giá giữa kỳ CTMTQG-GN và Chương trình 135-II giai đoạn 2006-2008”, Hà Nội.
[6]. Chi Cục thống kê huyện Quảng Ninh (2013), Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh.
[7]. Chính phủ (2008), Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
[8]. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
[9]. Công ty nghiên cứu và tư vấn Đông Dương (2012), “Tác động của Chương trình 135-II qua lăng kính 2 cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ”, Hà Nội.
[10]. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2012), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình.
[11]. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiên đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Đồng Hới.
[12]. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG Hà Nội.
[13]. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), Hành chính công, Học viện hành chính, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Thị Hoa (2009), Hoàn thiện các chính sách XĐGN chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
[15]. Học viện Hành chính (2006), Hành chính công, dùng cho nghiên cứu và giảng dạy sau đại học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[16]. Học viện Hành chính (2007), Quản lý nhà nước về KT-XH, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[17]. Học viện Hành chính (2010),Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước.
[18]. Học viện Hành chính (2011), Giáo trình Quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[19]. Ngân hàng Thế Giới (2013), Việt Nam: tăng trưởng và giảm nghèo - báo cáo thường niên 2010-2012.
[20]. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam 2010 - thực hiện cải cách để tăng trưởng và công tác XĐGN nhanh hơn.
[21]. Đinh Thị Trang Nhung (2013), Nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính.
[22]. Quốc hội (2014), Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vứng đến năm 2020. [23]. Thái Phúc Thành (2014), Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
[24]. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công:đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay, Bộ Nội vụ, Nxb. Chính trị Quốc gia.
[25]. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
[26]. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010.
[27]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 về việc quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
[28]. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 133/1998/QĐ-TTG ngày 23 tháng 7 năm 1998 về việc phê duyệt chương trình MTQT xóa đói công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000.
[29]. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 về phê duyệt Chương trình MTQG công tác xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 -2015.
[30]. Đỗ Hoàn Toàn, Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[31]. Tổ chức Đoàn kết Quốc tế Triangle Génération Humanitaire phối hợp với PADDI thực hiện (2012) “Nghiên cứu nghèo đô thị”, Việt Nam.
[32]. ĐoànTrọng Truyến (1992), “Từ điển Pháp Việt – Hành chính”, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[33]. Nguyễn Thanh Tuấn (2014), Công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[34]. Viện Chiến lược phát triển (2010), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[35]. Viện Khoa học xã hội và nhân văn (2011), Giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu và thách thức, Hà Nội
[36]. Phạm Quốc Vinh (2013), Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xóa đói, giảm nghèo tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính.
[37]. Ủy ban thường vụ Quốc hội(2014), Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13về kết quả giám
[38]. UBND huyện Quảng Ninh (2011), Đề án Giảm nghèo, Giải quyết việc làm, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoan 2011-2015..
[39]. UBND huyện Quảng Ninh (2012), Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2020.
[40]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020.
[41]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012.
[42]. UBND huyện Quảng Ninh (2014), Kết quả điều tra, rà soát về hộ nghèo, cận nghèo năm 2013-2014.
[43]. UBND huyện Quảng Ninh (2015), Đánh giá thực hiện Đề án Giảm nghèo, Giải quyết việc làm, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
[44]. UBND huyện Quảng Ninh (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
[45]. UBND huyện Quảng Ninh (2013), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.
[46]. UBND huyện Quảng Ninh (2014), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015.
[47]. UBND tỉnh Quảng Bình (2013), Quyết định số 406/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Ninh đến năm 2020.
[48]. UBND tỉnh Quảng Bình (2009), Quyết định số 2991/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển trồng cây lâm nghiệp phân tán giai đoạn 2010-2015.
[49]. Nguyễn Như Ý (1999), “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[50]. Từ điển xã hội học Oxford 2010 (Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa dịch), NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.